Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

tại sao Việt Nam nghèo? (phần 3)


Tại sao Việt Nam ta nghèo?
Liệu rồi chúng ta có trở thành một nước lớn hay không? 

Câu trả lời là “có thể”. Bởi vì các điều kiện cần thì đã có: con người, tài nguyên, thời thế... Vấn đề là chúng ta có “nối vòng tay lớn” cả dân tộc hay không?

Con người VN thông minh, đất nước VN rừng vàng, biển bạc… nhưng vì sao ta vẫn nghèo? Đây có lẽ là nghịch lý lớn nhất mà chúng ta phải đối diện và vượt qua.

Một trong những lý do thường được đưa ra là: những tài năng, ngọn lửa chưa có môi trường, điều kiện thể hiện. Trong khi nhiều người trẻ Việt đã và đang gặt hái những thành công rất lớn khi ở xứ người; may mắn thì ở các tập đoàn nước ngoài hoạt động tại VN! 

Một người bạn ở Mỹ lâu ngày về nước có nhận xét với tôi rằng đi một chuyến xuyên Việt mới thấy hết những tiềm lực về mọi mặt của đất nước mình, nhưng qua các thành phố lớn, người bạn này chợt có cảm giác đau xót khi thấy hầu hết những nơi đẹp nhất, sầm uất nhất đều được treo các bảng quảng cáo cho thương hiệu nước ngoài. 

Người bạn ấy đau xót hỏi tôi: bao giờ những thương hiệu Việt được treo trang trọng ở nước người?…
TRẦN PHÚC HÀO (Q.3, TP.HCM)

Phân tích của Nguyễn tường Nhật về bài viết này:

Ở đoạn 1 có nói: "Điều kiện cần thì đã có: con người, tài nguyên, thời thế thì đã có". Theo tôi, điều này chưa đúng.
+ Về con người: Nước ta đi lên từ nông nghiệp, nên con người mang trong mình tư tưởng nông dân nhỏ bé, mặc dù ngày nay nhiều người được học hành, nhưng như một đánh giá của Viện nghiên cứu xã hội học Mỹ: "Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản.Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)."
Một điều nữa là như ta đã biết, nói học vấn, trình độ của chúng ta cao? Tôi xin hỏi cao ở chỗ nào khi tôi qua Mỹ, bằng dược sĩ của tôi không được công nhận mà phải học lại? Vậy thì trình độ chúng ta cao so với ai? So với các nước khác hay là chỉ tự chúng ta đánh giá chúng ta cao? 
Vì vậy chúng ta cần tập trung cho giáo dục nhiều hơn nữa, đặc biệt là hướng đến một nền giáo dục quốc tế (bằng được cấp ở VN có giá trị trên toàn thế giới).
+ Về tài nguyên: chúng ta nói chúng ta nhiều? Xin hỏi nước ta nhiều cái gì?
Xin thưa rằng, nước ta nhiều tài nguyên là "nhiều loại". Nước ta chỉ có được là nhiều loại tài nguyên, chứ về một tài nguyên cụ thể, chúng ta chẳng là gì cả. Nếu nói giàu tài nguyên sẽ giàu? Tại sao các nước Ả Rập, Iran, ....tài nguyên dầu mỏ của họ vô cùng lớn so với Việt Nam ta mà họ có được công nhận là nước giàu đâu? Huống hồ ở Việt Nam, dầu mỏ được coi là tài nguyên quan trọng nhất vậy mà so với họ, mỏ dầu của ta chỉ là hạt bắp, họ không giàu nhờ tài nguyên nổi thì ta làm sao mà ta làm giàu nhờ tài nguyên được? Nước ta có nhiều loại tài nguyên, nhưng thực tế, mỗi thứ có một ít nên tính ra giá trị cũng chẳng có gì là nhiều lắm.
+ Về thời thế: Xin xem "tại sao Việt Nam nghèo phần 2" để hiểu rõ thêm về thời thế của Việt nam khi so sánh với Hàn Quốc, Nhật Bản.
Xin nói thêm, nước Nhật là nước lớn trước chiến tranh, cho nên hàng hóa của họ đã có thương hiệu, sau chiến tranh, khi nhà máy được dựng lại, thì hàng hóa đã có thị trường sẵn rồi chứ không như Việt Nam bắt đầu từ con số không.
Vấn đề là chúng ta có “nối vòng tay lớn” cả dân tộc hay không? Câu này rất đúng, muốn giàu mạnh phải đoàn kết, phải biết giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Người Việt hãy mua hàng Việt để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam. Họ có tiền thì mới cải tổ được chất lượng, không ai mới ra làm mà làm được tốt ngay, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thâm niên vài năm thì làm sao so sánh với các doanh nghiệp châu Âu với hàng trăm năm kinh nghiệm và hàng tỷ đô nguồn vốn. Các công ty phân phối của Việt Nam phải tìm hàng Việt Nam mà phân phối, vừa kiếm tiền cho mình vừa kiếm tiền cho đất nước. Tôi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam được thành lập nhằm mục đích giúp Thái Lan, Hàn Quốc kiếm tiền (bán hàng cho Thái Lan, Hàn Quốc). Bán hàng cho họ là đang giúp họ kiếm tiền.
Xem phim Hàn Quốc cũng là giúp Hàn quốc kiếm tiền.
Nếu là hàng ngoại, hãy chọn những mặt hàng thích đáng mà mua. Vì khi mua hàng ngoại là ta đang chuyển tiền ra nước ngoài. (Vì có ai bán cho ta mà không lấy tiền đâu?)

Đoạn 2: Nói con người Việt Nam thông minh, xin xem lại "tại sao Việt nam nghèo phần 2". Xin trích ra đây đánh giá của người Mỹ về chúng ta: "Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. "

Đoạn 3: "Nói tài năng Việt nam chưa có điều kiện thể hiện." Cũng đúng, nhưng không thực sự chính xác.
Tài năng của con người được đánh giá dựa vào cái gì? 
Trích dẫn câu nói nổi tiếng sau: "Người thông minh là biết thuê người thông minh hơn mình". Vậy người Việt thông minh so với ai khi mà chỉ toàn làm thuê cho người khác?
Thực ra, người Việt thông minh cũng đúng, nhưng chỉ thông minh về mặt kĩ thuật còn về mặt quản lý, sử dụng người tài còn kém
Trong khi đó, lãnh đạo rất quan trọng. Hãy nhìn kĩ đi, nhưng người nỗi tiếng nhất đều là những nhà lãnh đạo giỏi. Những người tạo ra giá trị nhiều nhất là những người lãnh đạo tốt.

Albert Einstein có thể xem là rất thông minh, nhưng ông đã tạo ra giá trị gì trực tiếp từ việc làm của ông? Ông có tạo ra công ăn việc làm cho người khác? Ông có tạo ra của cải gì cho xã hội? Giá trị ông để lại chỉ là những gì viết trên giấy.
Nếu Việt Nam chọn  Einstein làm hình mẫu của tài năng, nền kinh tế của Việt Nam chỉ là một đống sách.

Tài năng lớn nhất là tài năng lãnh đạo. 
Nguyễn Tường Nhật

Đoạn 4: "những nơi đẹp nhất, sầm uất nhất đều được treo các bảng quảng cáo cho thương hiệu nước ngoài." 
Đây là một nhìn nhận sai lầm và lệch lạc. Nói đúng ra phải như vậy: " những nơi đẹp nhất, sầm uất nhất đều treo bảng tiếng nước ngoài". Bạn nhìn vào thương hiệu "HIGHLAND COFFEE", "MATTANA", "GOSTO",  bạn bảo là nước ngoài à? Của Việt nam đấy bạn. Toàn cầu hóa là xu thế của thế giới, cho nên những đô thị đi theo nó là tất yếu. Việt Nam không phải là ngoại lệ của xu thế này.
Thứ nữa, so sánh Việt Nam - Nước ngoài là một so sánh khập khiểng. Việt Nam chỉ có 1 nước, nước ngoài có gần 200 nước, lấy 1 chọi 200 thì thật bất công.

Đoạn cuối: "Bạn nói bao giờ thương Hiệu việt nam được treo trang trọng ở nước người?" Có rồi đó bạn, Cà phê TRUNG NGUYÊN được mở ngay trung tâm Tokyo và bán mắt nhất Tokyo đó bạn. và còn nhiều thương hiệu khác nữa. Hãy quan tâm hơn đến kinh tế và chính trị. Hãy làm kinh tế rồi bạn mời biết nó như thế nào. 

Các thương hiệu Việt Nam đang ngày càng phát triển và chúng ta, công dân Việt Nam phải giúp đỡ nó bằng cách:
Người Việt mua hàng Việt
Người Việt bán hàng Việt
Người Việt làm việc cho công ty Việt

Tôi tự hào là người Việt
Tôi biết bạn cũng tự hào là người Việt
Hãy chung tay vì một Việt Nam phát triển
Thay mặt Hội Cường Việt
Hội trưởng: Nguyễn Tường Nhật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét