Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Việt Nam-Thái Lan nhất trí lập quan hệ đối tác chiến lược

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Thái Lan nhất trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước với 5 trụ cột chính.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ảnh: TTXVN
Trong khuôn khổ thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan Yingluck Shinawatra, chiều 25/6/2013, lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Thủ tướng Thái Lan theo nghi lễ cấp Nhà nước.

Ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.

Thay mặt Chính phủ Thái Lan, Thủ tướng Shinawatra nhiệt liệt chào mừng và đánh giá cao chuyến thăm Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu Việt Nam. Chuyến thăm của Tổng Bí thư diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai đất nước nước Thái Lan-Việt Nam được nâng lên tầm đối tác chiến lược.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thăm đất nước Thái Lan và được tận mắt chứng kiến những thành tựu to lớn của đất nước Thái Lan; đánh giá cao vị thế và vai trò của Thái Lan trong khu vực và trên thế giới; khẳng định đất nước Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với đất nước Thái Lan.

Trong gần 40 năm qua, quan hệ chính trị giữa hai đất nước được tăng cường với việc thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; quan hệ kinh tế phát triển nhanh chóng. Năm 2012, kim ngạch thương mại song phương đạt trên 8,6 tỷ USD. Tính đến ngày 20/2/2013, Thái Lan có 300 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,12 tỷ USD, đứng thứ 10/99 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Thái Lan, Thái Lan-Việt Nam với 5 trụ cột chính, bao gồm: quan hệ chính trị; hợp tác quốc phòng và an ninh; hợp tác kinh tế; hợp tác xã hội văn hóa; hợp tác khu vực và quốc tế.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí giao cho các cơ quan hữu quan của hai nước phối hợp xây dựng chương trình hành động và lộ trình thực hiện cụ thể để hai Thủ tướng hai nước có thể ký kết tại cuộc họp Nội các chung tháng 10/2013 tại Thái Lan và hướng dẫn các cấp, các ngành của hai nước thực hiện.

Hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ nhất trí cao về sự cần thiết mở rộng và tăng cường giao lưu nhân dân một cách phong phú, thiết thực, hiệu quả, nhất là giữa thế hệ trẻ của hai đất nước.

Hai bên cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều mỗi năm lên 20% để đạt mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2020; thúc đẩy sớm ký và triển khai Thỏa thuận hợp tác về lao động. Theo đó, Thái Lan sẽ nhận lao động Việt Nam sang làm việc ở Thái Lan, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối giao thông theo trục hành lang Đông-Tây, trong đó có tuyến đường số 8 và số 12. Việt Nam cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Thái Lan, khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, hóa dầu, thăm dò và khai thác dầu khí.

Tại cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Tuy nhiên, ASEAN cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức không nhỏ. Việt Nam, Thái Lan và các đất nước thành viên ASEAN cần tiếp tục tăng cường đoàn kết và hợp tác, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông; mong muốn các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Tuyên bố 6 điểm của ASEAN; nhất trí sớm xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở biển Đông (COC), nhằm đảm bảo hòa bình an ninh và an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, chu đáo mà Chính phủ và nhân dân Thái Lan dành cho Tổng Bí thư và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, trân trọng mời Thủ tướng Shinawatra thăm lại Việt Nam vào thời gian thích hợp. Thủ tướng Shinawatra chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Ngay sau khi kết thúc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã tiến hành họp báo thông báo kết quả hội đàm.
Nguồn Chinhphu.vn

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Tổng tham mưu trưởng Việt Nam lần đầu thăm Lầu Năm góc

Hôm qua tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam đến thăm Bộ Quốc phòng Mỹ, lần đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc gần 40 năm trước.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, được hộ tống bởi đại tướng lục quân, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey, hôm qua vào thăm phòng họp của bộ tham mưu liên quân.

"Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một tham mưu trưởng quân đội Việt Nam thăm Lầu Năm Góc", Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên của tướng Dempsey cho biết.

Ngoài các vấn đề khu vực, tướng Demsey và tướng Tỵ còn thảo luận về chiến lược xoay trục về Thái Bình dương của chính quyền tổng thống Obama.

Chuyến thăm của tướng Tỵ phản ánh mối quan hệ đang ngày càng tốt lên giữa những cựu thù thời chiến. Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, hai mươi năm sau khi chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở Việt Nam.

Sau chuyến thăm Mỹ dài 6 ngày, tướng Tỵ cũng sẽ đến Pháp theo lời mời của người đồng cấp.

Ánh Dương (vnexpress.net)

Những món ăn Việt Nam được thế giới mến mộ

1. Chuối nếp nướng: Tại Đại hội Ẩm thực đường phố (World Street food Congress) tổ chức tại Singapore vào cuối tháng 5 vừa qua, món chuối nếp nướng của Việt Nam đã được bình chọn là món ăn yêu thích nhất. Ảnh: Chuối nếp nướng được làm từ chuối sứ Mỹ Tho, bọc xôi nếp trộn nước cốt dừa và gói lá chuối rồi nướng vàng lên. (Ảnh :Saigonamthuc)

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

xạ thủ Hoàng Xuân Vinh Việt Nam đoạt HCV thế giới

(Dân trí) - Tại giải bắn súng ISSF World Cup 2013 diễn ra tại Hàn Quốc ngày 4-9/4, xạ thủ số 1 Việt Nam Hoàng Xuân Vinh (Việt Nam) đã xuất sắc đoạt Huy chương vàng (HCV) ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Đây là tấm HCV đầu tiên của bắn súng Việt Nam ở sân chơi thế giới.

Nội dung 10m súng ngắn hơi nam luôn quy tụ rất nhiều xạ thủ hàng đầu thế giới. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như: cựu vô địch thế giới Matsuda Tomoyuki (Nhật Bản), vô địch Asian Games 2010, Lee Daemyung (Hàn Quốc), vô địch World Cup 2012, cựu vô địch thế giới Damir Mikec (Croatia) và Wang Zhiwei (Trung Quốc)-người giành HCĐ Olympic London 2012.
Hoàng Xuân Vinh (giữa) giành HCV bắn súng đầy ấn tượng tại Hàn Quốc

Ở vòng loại, Hoàng Xuân Vinh và Wang Zhiwei bám đuổi nhau quyết liệt về điểm số và xạ thủ người Việt Nam đã xếp nhì với thành tích 583 điểm.
Tại chung kết, Hoàng Xuân Vinh với phong độ xuất thần, đã có những loạt bắn vô cùng xuất sắc, với những điểm số như: 10,6-10,5-10,7..., mang về cho Xuân Vinh tổng điểm tuyệt vời 200,8, vượt qua đối thủ Wang Zhiwei 200,1 để đoạt HCV.
Có một điều rất thú vị là chính Wang Zhiwei là người đã “cướp” tấm HCĐ của Xuân Vinh tại Olympic London, khi chỉ hơn xạ thủ người Việt Nam đúng 0,1 điểm. Như vậy, Xuân Vinh đã có cuộc trả thù ngọt ngào với đối thủ người Trung Quốc.
Đây chính là tấm HCV đầu tiên trong lịch sử với cá nhân Xuân Vinh và bắn súng Việt Nam. Tấm HCV cho thấy, Hoàng Xuân Vinh chắc chắn sẽ tiếp tục là VĐV chủ lực của đội tuyển bắn súng Việt Nam ở sân chơi quốc tế.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Vingroup Việt Nam phát hành thêm 150 triệu cổ phiếu tại nước ngoài

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2013, Tập đoàn Vingroup (đất nước Việt Nam) đã thông qua kế hoạch phát hành thêm cổ phần, chào bán và niêm yết cổ phần phát hành tại Sở GDCK nước ngoài (Singapore hoặc các nước khác). Tổng số cổ phần mới được phát hành thêm tối đa 150 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Thời gian phát hành dự kiến từ quý III/2013 đến quý I/2014.


Báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2013 Tập đoàn Vingroup (Việt Nam), ban lãnh đạo Vingroup cho biết, tính đến ngày 4/6/2013, Tập đoàn đã nhận được các yêu cầu chuyển đổi trái chủ với tổng giá trị 1 triệu USD. Tổng giá trị trái phiếu còn đang lưu hành và niêm yết trên Sở GDCK Singapore hiện là 299 triệu USD.


Vingroup - đất nước Việt Nam hiện đang được phép duy trì mức phong tỏa tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 27% tổng số cổ phần đã phát hành để dự trữ cho việc chuyển đổi trái phiếu và dự phòng cho kế hoạch phát hành bổ sung, chào bán và niêm yếu cổ phần phổ thông ra nước ngoài. Tại Đại hội lần này, Vingroup thông qua việc tiếp tục duy trì mức phong tỏa tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài là 27% tổng số cổ phần đã phát hành của Tập đoàn.



Tính tới 4/6/2013, có 0,167% trái phiếu được hoàn tất chuyển đổi thành cổ phần của Vingroup (Việt Nam). Giữa tháng 6/2013, sẽ có thêm 0,167% trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phần Tập đoàn Việt Nam này.
Nguồn Dân Việt

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Lê Quang Liêm Việt Nam vô địch thế giới cờ chớp

Vượt qua những kỳ thủ hàng đầu thế giới là Ian Nepomniachtchi và Shakhriyar Mamedyarov cùng nhiều kỳ thủ khác, Lê Quang Liêm đã trở thành tân vô địch cờ chớp thế giới trong chiều ngày 10/6.
Lê Quang Liêm bắt tay đối thủ sau chiến thắng. Ảnh: FIDE.
Tin vui đã đến với cờ vua Việt Nam sau khi Lê Quang Liêm hoàn tất ngày thi đấu thứ hai giải vô địch cờ chớp thế giới với ưu thế áp đảo. Trong ngày 10/6, 14 ván đấu còn lại của nội dung này đã được tiến hành. Sau khi vòng đấu thứ 30 khép lại, ngôi vô địch đã thuộc về kỳ thủ số 1 Việt Nam Lê Quang Liêm.

Bước vào ngày thi đấu này, Lê Quang Liêm chia sẻ vị trí dẫn đầu với kỳ thủ Nga Ian Nepomniachtchi sau 16 vòng đấu đầu tiên đã diễn ra ngày hôm trước. Anh tiếp tục khởi đầu ngày thi đấu thứ hai cực kỳ ấn tượng bằng việc thắng 1,5-0,5 trước Ivan Cheparivov và sau đó thắng liền hai ván trước nhà vô địch cờ nhanh Shakhriyar Mamedyarov (Azerbaijan).

Anh chỉ tỏ ra hụt hơi ở các ván từ 21-24 khi giành 1 điểm trước Rauf Mamedov và Ilia Smirin.

Thế nhưng ở 6 ván cuối cùng, Lê Quang Liêm đã thi đấu thành công, giành được những điểm số rất quan trọng trước những kỳ thủ mạnh là Alexandr Grischuk, Andreikin và Movsesian để cán đích đầu tiên với 20,5 điểm.

Huy Chương bạc thuộc về nhà vô địch năm 2012 Alexandr Grischuk (20 điểm), trong khi đó Huy Chương đồng thuộc về Ruslan Ponomariov (20 điểm, kém hệ số phụ). Á quân giải cờ nhanh Ian Nepomniachtchi cũng cán đích với 20 điểm nhưng tụt xuống thứ 4.

Tân vô địch Lê Quang Liêm đã nhận được số tiền thưởng là 40.000 USD. Cộng với 22.500 USD tiền thưởng cho vị trí thứ 4 nội dung cờ nhanh, Liêm đã nhận được tổng cộng 62.500 USD trong 4 ngày thi đấu nội dung cờ nhanh và cờ chớp tại giải vô địch thế giới.

Đây là chức vô địch nội dung cờ chớp thứ 2 mà Liêm đoạt được trong vòng nửa tháng qua sau khi lên ngôi tại giải vô địch châu Á.

Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Trường Sơn cũng thi đấu thành công và đứng thứ 5 chung cuộc. Sơn được thưởng lớn nhờ thành tích thi đấu ấn tượng tại giải. Ngoài 2.000 USD cho vị trí thứ 16 giải cờ nhanh, anh còn có thêm 18.000 USD tiền thưởng ở nội dung cờ chớp.

Đây là chiến thắng lịch sử của cờ vua Việt Nam trên đấu trường thế giới sau nhiều năm hội nhập. Giải vô địch cờ nhanh, cờ chớp thế giới 2013 diễn ra từ ngày 6 đến 10/6 tại Khanty-Mansiysk, Nga. Tham dự giải có 60 kỳ thủ thuộc 18 quốc gia trên thế giới. Đây là những kỳ thủ có hệ số Elo từ 2500 trở lên.

Xếp hạng 10 kỳ thủ đứng đầu giải vô địch cờ chớp thế giới 2013:
kq_1370889592[1154081596].jpg
Anh Hoàng (Nguồn vnexpress.net)

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Việt Nam thi chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu châu Á

Cuộc thi chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu Shell Eco-Marathon châu Á 2012
TT - Cuộc thi chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu Shell Eco - Marathon châu Á diễn ra vào đầu tháng 7 tại Malaysia sẽ đón nhận sự tham gia của sáu đội Sinh Viên Việt Nam (từ các trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM) cùng 140 đội tại 18 quốc gia châu Á.

Đây là năm thứ ba Việt Nam tham gia, nhưng là năm đầu tiên đất nước Việt Nam có đội chế tạo ở hạng mục xe mô hình đô thị vốn đòi hỏi nhiều hơn vào yếu tố “đường trường” có thiết kế giống với các dòng xe đang lưu thông trên đường hiện nay, chứ không chỉ là các khuôn mẫu trong tương lai.

N.HÀ - Đ.THIỆN (Nguồn: tuoitre.vn)

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Cuộc chiến giữ thương hiệu Việt Nam

Tình hình kinh tế khó khăn kéo dài, sức doanh nghiệp Việt Nam yếu đi cũng là lúc nguy cơ bị thâu tóm ngày càng tăng. Không ít thương hiệu Việt Nam bị thôn tính sau một thời gian hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài.


Sau lần tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thành hồi cuối tháng 4-2013, lãnh đạo Công ty CP Bibica đang tiến hành các hoạt động để có thể tổ chức lại ĐHCĐ trong thời gian tới. Việc tổ chức ĐHCĐ không thành được cho là do những mâu thuẫn giữa nhóm cổ đông trong nước và nước ngoài.
Sóng gió Bibica
Thực tế, thông tin Bibica bị thâu tóm đã xuất hiện từ hơn 1 năm nay khi nhóm cổ đông chiến lược đến từ Hàn Quốc là Tập đoàn Lotte liên tục muốn đổi tên Bibica, "đòi" thay toàn bộ HĐQT, thể hiện rõ mục tiêu thâu tóm thương hiệu Việt Nam này.
Năm 1999, Công ty CP Bánh kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa 3 phân xưởng (bánh, kẹo và mạch nha) của Công ty Đường Biên Hòa. Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, Bibica trở thành một trong những thương hiệu sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại đất nước Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài.
Bước ngoặt của công ty xảy ra năm 2007 khi hợp tác chiến lược với Tập đoàn Lotte, chuyển nhượng 30% cổ phần (khoảng 4,6 triệu cổ phần). Lotte là một trong những tập đoàn bánh kẹo lớn nhất châu Á. Theo hợp đồng hợp tác, sau khi trở thành đối tác chiến lược, Lotte sẽ hỗ trợ Bibica trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu phát triển; đồng thời phối hợp thực hiện dự án Công ty Bibica miền Đông giai đoạn 2 (tại Bình Dương), giúp công ty mở rộng và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo và trở thành một trong những doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh bánh kẹo hàng đầu của đất nước Việt Nam.
Đối tác chiến lược đến từ Hàn Quốc còn cam kết hỗ trợ để Bibica nhập khẩu sản phẩm của Lotte, phân phối tại đất nước Việt Nam và giúp sản phẩm của DN xuất khẩu sang Hàn Quốc...
Tuy nhiên, qua thời gian hợp tác, lãnh đạo Bibica thừa nhận đối tác chiến lược không đem đến những hiệu quả như ý muốn ban đầu của công ty. Thậm chí, Bibica còn đứng trước nguy cơ trở thành công ty con, "của riêng" Lotte. Sóng gió nổi lên khi trước kỳ họp ĐHCĐ tháng 3-2012, cổ đông sở hữu đến 38% cổ phần là Lotte đề xuất đổi tên Bibica thành Công ty CP Lotte - Bibica nhưng nội dung này đã được điều chỉnh vào giờ chót. Đến kỳ họp ĐHCĐ năm nay, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua, Lotte tiếp tục đề xuất thay toàn bộ HĐQT Bibica nhưng phút chót, đại hội không diễn ra như dự kiến...
Lãnh đạo Bibica thừa nhận việc hợp tác với Lotte khiến đối tác chiến lược này hưởng lợi nhiều hơn. Tổng Giám đốc Bibica Trương Phú Chiến cho biết hiện HĐQT đang tiến hành các bước để tổ chức ĐHCĐ lần 2 do có vấn đề giữa cổ đông trong nước và nước ngoài cần thống nhất lại.
"Câu chuyện hợp tác với đối tác chiến lược Lotte đem lại rất nhiều bài học cho Bibica. Thực tế, nhiều DN trong nước thấy đối tác nước ngoài có những lợi thế, tiếng tăm nên mong muốn hợp tác để cùng phát triển. Song, đó thường chỉ là bề nổi, còn định hướng chiến lược của họ mình khó biết được và rất nguy hiểm là DN có thể bị thôn tính bất cứ lúc nào" - ông Chiến băn khoăn.
Nguy cơ bị thâu tóm rình rập
Mới đây, một tập đoàn nhựa hàng đầu của Thái Lan đã mua lượng lớn cổ phần của hai DN nhựa hàng đầu trong nước là Bình Minh và Tiền Phong, đồng thời bày tỏ ý định nâng tỉ lệ sở hữu lên 49% khiến dư luận không khỏi lo ngại các thương hiệu Việt Nam này có nguy cơ bị thâu tóm.
Cách đây không lâu, thương hiệu nước giải khát Tribeco buộc phải tuyên bố phá sản sau khi bị thâu tóm cũng là bài học lớn cho DN Việt Nam. Sau khoảng 20 năm có mặt trên thị trường, từ tháng 9-2012, mọi hoạt động của Công ty CP Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco Sài Gòn) đã chuyển sang cho Tribeco Bình Dương - công ty 100% vốn nước ngoài, sở hữu bởi tập đoàn Uni-President, cổ đông lớn nhất của Tribeco trước khi phá sản.
Các chuyên gia thương hiệu nhận xét: Tribeco bị thôn tính là điều tất yếu bởi đơn vị thâu tóm là DN hoạt động cùng ngành, cạnh tranh trực tiếp và họ muốn lấy giá trị tài sản chứ không phải thương hiệu. Nhiều thương hiệu nổi tiếng một thời như Dạ Lan, P/S... sau khi liên doanh, hợp tác với đối tác nước ngoài cũng lần lượt tuột khỏi tầm kiểm soát của DN Việt Nam.
Luật sư Lương Văn Trung, Công ty Luật Hợp danh Bross và Cộng sự (Bross & Partners), nhận định: Việc thâu tóm doanh nghiệp thời gian gần đây trở nên rầm rộ hơn khi ngày càng nhiều DN Việt Nam có triển vọng, hoạt động kinh doanh tốt nhưng được định giá rẻ hơn do khủng hoảng kinh tế.
Sự rầm rộ này còn được "tiếp sức" bởi những khó khăn về kinh tế của nhiều DN. Nếu nền kinh tế Viêt Nam hồi phục chậm hơn thế giới, xu hướng DN bị thâu tóm sẽ diễn ra mạnh hơn và có phần cay đắng hơn với DN Việt Nam.
"Thôn tính DN cùng ngành hoặc ngành liên quan cũng là một cách thức cạnh tranh. Vì thế, không ít nhà đầu tư nước ngoài tỏ rõ ý định thôn tính DN trong nước" - luật sư Trung nhận xét.
Từ năm 1995, tập đoàn đa quốc gia Unilever đã ngỏ ý muốn mua lại thương hiệu nước rửa chén Mỹ Hảo của Công ty CP Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo. Ban đầu chỉ khoảng vài triệu USD, gần đây nhất, thương hiệu này được định giá 30 triệu USD nhưng tổng giám đốc Lương Vạn Vinh quyết không bán. Nhiều tập đoàn nước ngoài khác cũng nhăm nhe hỏi mua Mỹ Hảo.
Theo người lao động