Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Mỹ ưa chuộng chôm chôm Việt Nam



Sau khi hai container chôm chôm đầu tiên xuất sang Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cho biết, người tiêu dùng Mỹ khá ưa chuộng loại trái cây này và họ đang phải tăng tốc đưa sang các chuyến hàng tiếp.

Ông Mai Xuân Thìn - Giám đốc kinh doanh Công ty Rồng Đỏ (TP.HCM) cho biết, nửa tháng qua, công ty đã xuất khẩu thêm 6 container chôm chôm (khoảng 1 tấn/container) sang thị trường Mỹ.

Minh Tuấn - theo Dân Việt
30/11/2011
Hội Cường Việt sưu tầm
Hội Cường Việt - Vì một Việt Nam phát triển

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Chuyện kể từ một người bạn

Chuyện kể từ một người bạn:


Thánh Gióng hôm nay bận bán... cơm phở?! 

Tôi đã ngoài 50 tuổi, đã ở Hàn Quốc một thời gian và xúc động khi thường xuyên chứng kiến tinh thần lao động, học tập và tiết kiệm vì đất nước của họ, nhất là lớp trí thức. Cuối tháng 6-2005 vừa qua, tôi có công việc sang Hungary và gặp một tiến sĩ Việt Nam bán cơm phở ở chợ “Bốn Con Hổ”. Anh còn cho thuê kho và cho thuê cả nhà vệ sinh, nghĩa là ai muốn đi... thì phải đóng tiền.

Một nhà toán học có bằng đỏ tại một trường danh tiếng ở Liên Xô trước đây lại bán đồ phụ nữ trong một chợ lồng ở ngoại ô Budapest. Chưa hết, tôi còn gặp một kỹ sư phần mềm làm một quán ăn Thái Lan. Tôi đã chuyện trò với anh nơi cái bàn mà phía trên treo ảnh các vị nguyên thủ quốc gia Thái...

Để đi học nước ngoài thời đó, bản thân họ phải giỏi, lý lịch được ưu tiên, để có bằng tiến sĩ chí ít phải ròng rã tám năm dùi mài kinh sử và tốn bao cơm áo của nước nhà. Không chỉ ở Hungary, tôi còn biết ở một số nước khối XHCN cũ có rất đông trí thức đang lãng phí một lượng tài sản quí mà ta vẫn gọi nôm na là chất xám.

Tại sao những Thánh Gióng hôm nay mà chúng ta rất cần còn bận bịu đi bán cơm phở như thế?

NGUYỄN ĐIỆN BIÊN (Q.3, TP.HCM)

Hội Cường Việt sưu tầm

Bình Luận bài viết:
Trọng tâm bài viết là câu hỏi: "Tại sao những Thánh Gióng hôm nay mà chúng ta rất cần còn bận bịu đi bán cơm phở như thế? "


Câu trả lời là: 


Hãy hỏi  Steve JobsCharles Schwab,  David Murdock, Andrew Beal

"Rất nhiều các tỷ phú bắt đầu từ những công việc hết sức nhỏ nhặt. Charles Schwab đi khắp các vườn cây ở Sacramento, California để hái quả óc chó thuê. David Murdock rời trường học khi mới xong lớp 9 để làm công việc thay dầu và bơm mỡ phụ tùng ôtô tại một trạm xăng trước khi phục vụ cho quân đội. Tỷ phú ngân hàng Andrew Beal sửa TV cũ rồi bán cho gia đình nghèo. Khi còn học trung học, Steve Jobs từng làm thêm hè tại Hewlett-Packard, nơi ông gặp Steve Wozniak và cùng nhau lập ra Apple năm 1976.

Đưa báo là công việc đầu đời phổ biến nhất trong giới tỷ phú thuộc danh sách Forbes 400. Patrick McGovern, T. Boone Pickens, Dennis Washington và Sheldon Adelson đều từng là những cậu bé giao báo trước khi trở nên giàu có."



Vậy đâu là giá trị một con người?


Và theo tôi, các tiến sĩ của Việt Nam trên cũng đang đi theo con đường đó. Con đường của các tỷ phú.


Sự khác biệt là, họ nhận ra điều này quá muộn, và đã lỡ lấy bằng tiến sĩ mất rồi. Chứ không như Bill Gate, nhận ra giá trị của mình khi đang học Đại Học.


Ai mang về giá trị nhiều hơn, Bill Gate hay một tiến sĩ khoa học.


Muốn làm giàu phải tập trung vào giá trị.


Giàu cho bản thân và cho đất nước.

Hội Cường Việt
Nguyễn Tường Nhật

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

tại sao Việt Nam nghèo? (phần 3)


Tại sao Việt Nam ta nghèo?
Liệu rồi chúng ta có trở thành một nước lớn hay không? 

Câu trả lời là “có thể”. Bởi vì các điều kiện cần thì đã có: con người, tài nguyên, thời thế... Vấn đề là chúng ta có “nối vòng tay lớn” cả dân tộc hay không?

Con người VN thông minh, đất nước VN rừng vàng, biển bạc… nhưng vì sao ta vẫn nghèo? Đây có lẽ là nghịch lý lớn nhất mà chúng ta phải đối diện và vượt qua.

Một trong những lý do thường được đưa ra là: những tài năng, ngọn lửa chưa có môi trường, điều kiện thể hiện. Trong khi nhiều người trẻ Việt đã và đang gặt hái những thành công rất lớn khi ở xứ người; may mắn thì ở các tập đoàn nước ngoài hoạt động tại VN! 

Một người bạn ở Mỹ lâu ngày về nước có nhận xét với tôi rằng đi một chuyến xuyên Việt mới thấy hết những tiềm lực về mọi mặt của đất nước mình, nhưng qua các thành phố lớn, người bạn này chợt có cảm giác đau xót khi thấy hầu hết những nơi đẹp nhất, sầm uất nhất đều được treo các bảng quảng cáo cho thương hiệu nước ngoài. 

Người bạn ấy đau xót hỏi tôi: bao giờ những thương hiệu Việt được treo trang trọng ở nước người?…
TRẦN PHÚC HÀO (Q.3, TP.HCM)

Phân tích của Nguyễn tường Nhật về bài viết này:

Ở đoạn 1 có nói: "Điều kiện cần thì đã có: con người, tài nguyên, thời thế thì đã có". Theo tôi, điều này chưa đúng.
+ Về con người: Nước ta đi lên từ nông nghiệp, nên con người mang trong mình tư tưởng nông dân nhỏ bé, mặc dù ngày nay nhiều người được học hành, nhưng như một đánh giá của Viện nghiên cứu xã hội học Mỹ: "Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản.Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)."
Một điều nữa là như ta đã biết, nói học vấn, trình độ của chúng ta cao? Tôi xin hỏi cao ở chỗ nào khi tôi qua Mỹ, bằng dược sĩ của tôi không được công nhận mà phải học lại? Vậy thì trình độ chúng ta cao so với ai? So với các nước khác hay là chỉ tự chúng ta đánh giá chúng ta cao? 
Vì vậy chúng ta cần tập trung cho giáo dục nhiều hơn nữa, đặc biệt là hướng đến một nền giáo dục quốc tế (bằng được cấp ở VN có giá trị trên toàn thế giới).
+ Về tài nguyên: chúng ta nói chúng ta nhiều? Xin hỏi nước ta nhiều cái gì?
Xin thưa rằng, nước ta nhiều tài nguyên là "nhiều loại". Nước ta chỉ có được là nhiều loại tài nguyên, chứ về một tài nguyên cụ thể, chúng ta chẳng là gì cả. Nếu nói giàu tài nguyên sẽ giàu? Tại sao các nước Ả Rập, Iran, ....tài nguyên dầu mỏ của họ vô cùng lớn so với Việt Nam ta mà họ có được công nhận là nước giàu đâu? Huống hồ ở Việt Nam, dầu mỏ được coi là tài nguyên quan trọng nhất vậy mà so với họ, mỏ dầu của ta chỉ là hạt bắp, họ không giàu nhờ tài nguyên nổi thì ta làm sao mà ta làm giàu nhờ tài nguyên được? Nước ta có nhiều loại tài nguyên, nhưng thực tế, mỗi thứ có một ít nên tính ra giá trị cũng chẳng có gì là nhiều lắm.
+ Về thời thế: Xin xem "tại sao Việt Nam nghèo phần 2" để hiểu rõ thêm về thời thế của Việt nam khi so sánh với Hàn Quốc, Nhật Bản.
Xin nói thêm, nước Nhật là nước lớn trước chiến tranh, cho nên hàng hóa của họ đã có thương hiệu, sau chiến tranh, khi nhà máy được dựng lại, thì hàng hóa đã có thị trường sẵn rồi chứ không như Việt Nam bắt đầu từ con số không.
Vấn đề là chúng ta có “nối vòng tay lớn” cả dân tộc hay không? Câu này rất đúng, muốn giàu mạnh phải đoàn kết, phải biết giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Người Việt hãy mua hàng Việt để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam. Họ có tiền thì mới cải tổ được chất lượng, không ai mới ra làm mà làm được tốt ngay, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thâm niên vài năm thì làm sao so sánh với các doanh nghiệp châu Âu với hàng trăm năm kinh nghiệm và hàng tỷ đô nguồn vốn. Các công ty phân phối của Việt Nam phải tìm hàng Việt Nam mà phân phối, vừa kiếm tiền cho mình vừa kiếm tiền cho đất nước. Tôi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam được thành lập nhằm mục đích giúp Thái Lan, Hàn Quốc kiếm tiền (bán hàng cho Thái Lan, Hàn Quốc). Bán hàng cho họ là đang giúp họ kiếm tiền.
Xem phim Hàn Quốc cũng là giúp Hàn quốc kiếm tiền.
Nếu là hàng ngoại, hãy chọn những mặt hàng thích đáng mà mua. Vì khi mua hàng ngoại là ta đang chuyển tiền ra nước ngoài. (Vì có ai bán cho ta mà không lấy tiền đâu?)

Đoạn 2: Nói con người Việt Nam thông minh, xin xem lại "tại sao Việt nam nghèo phần 2". Xin trích ra đây đánh giá của người Mỹ về chúng ta: "Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. "

Đoạn 3: "Nói tài năng Việt nam chưa có điều kiện thể hiện." Cũng đúng, nhưng không thực sự chính xác.
Tài năng của con người được đánh giá dựa vào cái gì? 
Trích dẫn câu nói nổi tiếng sau: "Người thông minh là biết thuê người thông minh hơn mình". Vậy người Việt thông minh so với ai khi mà chỉ toàn làm thuê cho người khác?
Thực ra, người Việt thông minh cũng đúng, nhưng chỉ thông minh về mặt kĩ thuật còn về mặt quản lý, sử dụng người tài còn kém
Trong khi đó, lãnh đạo rất quan trọng. Hãy nhìn kĩ đi, nhưng người nỗi tiếng nhất đều là những nhà lãnh đạo giỏi. Những người tạo ra giá trị nhiều nhất là những người lãnh đạo tốt.

Albert Einstein có thể xem là rất thông minh, nhưng ông đã tạo ra giá trị gì trực tiếp từ việc làm của ông? Ông có tạo ra công ăn việc làm cho người khác? Ông có tạo ra của cải gì cho xã hội? Giá trị ông để lại chỉ là những gì viết trên giấy.
Nếu Việt Nam chọn  Einstein làm hình mẫu của tài năng, nền kinh tế của Việt Nam chỉ là một đống sách.

Tài năng lớn nhất là tài năng lãnh đạo. 
Nguyễn Tường Nhật

Đoạn 4: "những nơi đẹp nhất, sầm uất nhất đều được treo các bảng quảng cáo cho thương hiệu nước ngoài." 
Đây là một nhìn nhận sai lầm và lệch lạc. Nói đúng ra phải như vậy: " những nơi đẹp nhất, sầm uất nhất đều treo bảng tiếng nước ngoài". Bạn nhìn vào thương hiệu "HIGHLAND COFFEE", "MATTANA", "GOSTO",  bạn bảo là nước ngoài à? Của Việt nam đấy bạn. Toàn cầu hóa là xu thế của thế giới, cho nên những đô thị đi theo nó là tất yếu. Việt Nam không phải là ngoại lệ của xu thế này.
Thứ nữa, so sánh Việt Nam - Nước ngoài là một so sánh khập khiểng. Việt Nam chỉ có 1 nước, nước ngoài có gần 200 nước, lấy 1 chọi 200 thì thật bất công.

Đoạn cuối: "Bạn nói bao giờ thương Hiệu việt nam được treo trang trọng ở nước người?" Có rồi đó bạn, Cà phê TRUNG NGUYÊN được mở ngay trung tâm Tokyo và bán mắt nhất Tokyo đó bạn. và còn nhiều thương hiệu khác nữa. Hãy quan tâm hơn đến kinh tế và chính trị. Hãy làm kinh tế rồi bạn mời biết nó như thế nào. 

Các thương hiệu Việt Nam đang ngày càng phát triển và chúng ta, công dân Việt Nam phải giúp đỡ nó bằng cách:
Người Việt mua hàng Việt
Người Việt bán hàng Việt
Người Việt làm việc cho công ty Việt

Tôi tự hào là người Việt
Tôi biết bạn cũng tự hào là người Việt
Hãy chung tay vì một Việt Nam phát triển
Thay mặt Hội Cường Việt
Hội trưởng: Nguyễn Tường Nhật

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Hàng Việt được ưa chuộng tại Campuchia

Hàng Việt được ưa chuộng tại Campuchia



Kết quả khảo sát của tờ "Tia sáng Campuchia", cho biết hàng hóa của Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Campuchia.

Theo Bộ Thương mại Campuchia, Việt Nam là nước dẫn đầu về lượng hàng tiêu thụ tại Campuchia trong năm 2008, với tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ 988 triệu USD, vượt xa so với vị trí thứ 2 (Trung Quốc) - 784 triệu USD và thứ 3 (Thái Lan) - với 674 triệu USD.
Hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường này rất đa dạng, với đủ chủng loại, như dược - mỹ phẩm, hàng may mặc, điện tử, cơ khí, thực phẩm chế biến, rau củ quả...

Đây là năm thứ hai liên tiếp, Việt Nam giữ vững ngôi vị đầu bảng về lượng hàng tiêu thụ tại thị trường Campuchia.

Giới chuyên gia kinh tế Campuchia khẳng định nếu hàng hóa Việt Nam vẫn duy trì và ngày càng được cải thiện về mẫu mã chủng loại, cùng với điều kiện thuận lợi về mặt địa lý giữa hai nước, trong những năm tiếp theo, Việt Nam vẫn sẽ là nước đứng đầu về lượng hàng hóa tiêu thụ tại thị trường này.

Cuộc khảo sát được thực hiện đối với các quan chức cấp cao Bộ Thương mại Campuchia và người tiêu dùng nước này, nhân dịp Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao diễn ra tại thủ đô Phnom Penh

Hội Cường Việt sưu tầm

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

10 đặc tính cơ bản của người Việt



Bạn là người Việt, nhưng bạn đã thực sự hiểu dân tộc của mình chưa? 


Dưới đây là 10 đặc tính của người Việt theo nhìn nhân của người nước ngoài (Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ). Chúng ta hãy xem họ bình luận gì về mình? Điều đó có đúng không? Nếu đúng hãy tập thay đổi bản thân để dân tộc Việt ngày một tiến bộ nhé.


  1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng. (vì vậy mà Việt Nam chưa có tỷ phú Đô La, do mới kiếm dc ít tiền đã thấy thõa mãn và bắt đầu ăn tiêu)
  2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. (Đây là lý do khiến nước ta chậm phát triển, do nhà lãnh đạo không có tầm nhìn)
  3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
  4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận. (Lý luận là một điều rất quan trọng, khi bạn nghĩ ra điều gì, trải qua chuyện gì đó, nên ghi lại nó, sau này dành thời gian tổng hợp, đánh giá lại những điều đó cho có hệ thống, từ đó có lợi cho bản thân và dễ dàng truyền lại cho thế hệ sau)
  5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
  6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
  7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời). (mua siêu xe, máy bay)
  8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện. (Vì vậy mà trong thời kì chiến tranh, tinh thần đoàn kết rất cao, còn hiện nay hầu như rất ít)
  9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.
  10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Nanogen sản xuất thuốc đặc trị chất lượng cao (Hội Cường Việt St)

Hình ảnh tại APASL 21

Từ 17 - 20/2 /2011 tại Trung tâm hội nghị quốc gia Queen Sirikit, Bangkok, Thái lan đã diễn ra Hội nghị hàng năm lần thứ 21 của Hiệp hội Nghiên Cứu Bệnh Gan Châu Á Thái Bình Dương (APASL). Công ty công nghệ sinh học Dược NANOGEN là công ty dược phẩm Việt Nam duy nhất có mặt tại hội nghị.

Hội nghị năm nay có gần 30 gian hàng triển lãm về thuốc điều trị các bệnh lý gan của các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia như Abbott, Novartis, Roche, Glaxo SmithKline, MSD, … Công ty công nghệ sinh học dược NANOGEN là công ty dược phẩm duy nhất của Việt Nam có mặt tại triển lãm hội nghị lần này.

NANOGEN đã giới thiệu với giới chuyên môn quốc tế các loại sản phẩm kĩ thuật cao trong điều trị viêm gan siêu vi mạn tính. Trong đó có 2 loại thuốc: PEGNANO (peg-interferon alfa 2a) và FERONSURE (interferon alfa 2a). Như vậy, các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B, C mạn tính có thể được điều trị bằng thuốc sản xuất tại Việt Nam có chất lượng cao và giá thành chỉ bằng 1/3 so với thuốc nhập ngoại.

Công ty Công nghệ sinh học dược NANOGENcông ty thứ 2 trên thế giới đã sản suất thành công Peginterferon alfa 2a, dạng interferon được gắn kết PEG, điều trị hiệu quả và an toàn bệnh viêm gan siêu vi B, C mạn tính.

Đây là 1 bước tiến đáng kể của ngành công nghệ sinh học dược VN. Và điều quan trọng là ngoài đáp ứng cho việc điều trị trong nước, các thuốc đặc trị viêm gan của NANOGEN được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Việt Nam đã sản xuất thành công thuốc đặc trị đòi hỏi kĩ thuật cao.

NanogenPharma.com


Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Hàng Việt Nam được ưa chuộng tại Ảrập Xêút



Theo Thương vụ Việt Nam tại Ảrập Xêút, các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, đồ gỗ gia dụng... đang được ưa chuộng tại thị trường nước này.


Điều này cho thấy Hàng Việt ngày càng có thương hiệu trên thị trường. Và nó cũng cho thấy sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Bình luận bởi Hội Cường Việt

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Vì sao VIỆT NAM NGHÈO (phần 2)


Đã 30 năm thống nhất đất nước, thế nhưng sao cùng khoảng thời gian ấy, Đức và Nhật Bản sau thế chiến thứ 2 lại giàu lên nhanh chóng? Nhìn sang Hàn Quốc, sau chiến tranh Triều Tiên khoảng năm 1953, đến thập niên 80 đã trở thành một nước công nghiệp đáng nể mà thế giới cũng thường nhắc đến như một hiện tượng.

Việt Nam cũng cùng thời gian 30 năm sau chiến tranh, nhưng sao Việt Nam lại nghèo đến như vậy? Tôi là một người Việt sống xa quê hương khá lâu, có xa quê hương nhìn lại tôi mới cảm thấy lo lắng nhiều và trăn trở nhiều cho tương lai đất nước. 

Vì lý do gì chúng ta tụt hậu đến như vậy? Người Việt mình dân trí và trình độ không thua bất kì ai, bằng chứng là các cuộc tranh tài trí tuệ khắp thế giới mấy chục năm qua, từ bất kì lĩnh vực nào Việt Nam đều đoạt được giải cao.

Dân trí thì như vậy tại sao chúng ta lại nghèo? Có phải vấn đề nằm ở cung cách quản lý? 

Điều tôi trăn trở nhiều nhất đó là chúng ta cứ phải đi học của nước này một chút, nước kia một chút. Tại sao chúng ta không thể tự mình đưa ra một phương pháp nào đó do chính chúng ta làm? 

Nhân tài của Việt Nam không ít, tại sao mọi thứ đều phải cứ chờ và học từ Trung Quốc, như vậy thì biết bao giờ chúng ta vượt qua được ai?

HUEY TRUONG      
(Theo_TuoiTre)
Sưu tầm bởi Hội Cường Việt

Nguyễn Tường Nhật phản biện:
Phân tích đoạn 1: Bạn lấy Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc ra so sánh với Việt Nam và hỏi tại sao họ phát triển nhanh còn Việt Nam thì ko?
Tôi xin được trả lời thế này: Các nước đó phát triển đều do có những mặt thuận lợi mà Việt Nam không có.

Thứ nhất, đó là Đức và Nhật Bản đều có điểm chung giống nhau là xuất phát điểm của họ là con người.
Do trước chiến tranh, họ đều là nước phát triển nên người dân của họ đã quen với khoa học kĩ thuật cao, đã biết sử dụng thành thạo những kĩ thuật cao nhất thế giới lúc bấy giờ (vì 2 nước này là trùm về KHKT mà). Cho nên sau chiến tranh họ phát triển rất nhanh là do vậy. Họ có sẵn trong người KHKT cao, họ có sẵn con người có đầu óc thì việc mở lại các công ty, xí nghiệp ko khó. 

Còn Việt Nam lúc đó thì sao? Xin thưa là chỉ có nghèo đói và dốt nát. Lúc đó, Bác Hồ còn phải quêt giặc dốt cơ mà. Hồi đó mà có bằng Tú Tái (tốt nghiệp phổ thông)đã là dạng hiếm hoi lắm chứ có ông nào có bằng đại học. Về kĩ thuật thì biết sửa xe máy, mò mẫm được cái xe ô tô thì phải nói là siêu ơi là siêu nói gì đến máy móc trong các xí nghiệp. 
Bọn Pháp qua nước ta chỉ mở đồn điền, xí nghiệp khai thác mỏ chứ đâu có mang theo máy móc kĩ thuật qua, thì làm gì có việc đào tạo kĩ sư người Việt. Ai còn chưa rõ thì nên tìm hiểu: "Sự khác nhau giữa chế độ Thực dân Pháp và Anh". Nước ta là thuộc địa của Pháp chứ không phải là của Anh.

Thứ 2, so sánh với Hàn Quốc. À, bạn nói trước chiến tranh Hàn Quốc vẫn nghèo???
Sai lầm.
Hàn Quốc giàu có và phát triển khoa học kĩ thuật rất nhanh là nhờ hậu thuẫn từ Mỹ. Trước đó, chiến tranh tại Trung Quốc, Nhật Bản xảy ra liên miên. Hàn Quốc được Mỹ viện trợ để mở các nhà máy sản xuất vũ khí đứng giữa kiếm tiền. Mỹ kiếm được bộn là điều khỏi phải nói, nhưng Hàn Quốc cũng kiếm được khối tiền và họ còn được lợi là học hỏi được KHKT cao của Mỹ. Do đó họ giàu có và có nguồn nhân lực KT cao. --> Giàu lên nhanh là tất yếu.

Phân tích đoạn 3:
Bạn này nói: Người Việt mình dân trí và trình độ ko thua bất kì ai....
Lại sai lầm, dân trí nước ta còn rất thấp. Bằng chứng là mẹ tôi nè. Bà mới 50, còn trẻ và khỏ lắm, là giáo viên nhé nhưng ko biết sài điện thoại di động đâu chứ nói gì xa.

Bạn đếm thử lại coi Việt Nam có bao nhiêu nông dân, bao nhiêu xe ôm, bao nhiêu công nhân. Trình độ và dân trí của họ có cao ko? Nhưng họ chiếm hơn 90% dân số đó bạn.

Bạn có dẫn chứng 1 số thành tích của VN. Nhưng tôi xin lý giải chỗ này. Cái này theo học thuyết Nguyễn Tường Nhật gọi là "Hiện tượng con nhà nghèo". 

Bạn cứ để ý kĩ, con nhà nghèo thì phần đông là ko dc học hành đàng hoàng, kém hiểu biết. Nhưng có một số ít (theo tỷ lệ %) nhận ra sự thua thiệt của bản thân và phấn đấu vươn lên rất cao --> Họ học rất giỏi bất chấp hoàn cảnh và đạt giải cao trong các kì thi cả quốc gia lẫn quốc tế. Dù tỷ lệ % nhỏ nhưng do dân số nước ta nhiều nên số người giỏi để đi thi quốc tế là nhiều.

Và xin nhấn mạnh lại: Trình độ dân trí Việt Nam ko cao. Hay nói cách khác là: Có một số rất ít những người siêu siêu giỏi trong khi đại bộ phận dân số ko biết gì. Trình độ dân trí của ta còn chênh lệch rất cao giữa người này và người khác.

Cũng từ nguyên nhân trên mới dẫn tới việc Người Việt ta không làm việc nhóm được. Vì sao? trình độ người cao, người thấp ko bằng nhau làm sao nói chuyện được.

Phân tích đoạn 4:
Đoạn 4 nói đúng. Nhưng cũng như phân tích trên, do trình độ của đa số chưa cao nên họp quốc hội thấy nhiều người vậy chứ có mấy ai có ý kiến hay và đột phá đâu. Điển hình là đại biểu tỉnh mình nè, ko bao giờ phát biểu cả (vì có biết gì đâu - Tại có 1 cô giáo dạy mình ra ứng cử đại biểu quốc hội và trúng cử, nhưng nói thật, cô ấy ko biết gì về chính trị cũng như tình hình kinh tế XH cả. Vậy thì ai bầu họ?Do phần đông dân cư còn kém kiến thức nên họ ko biết bầu ai và bầu đại cho có lệ --> Hệ quả ai cũng thấy)

Phân tích đoạn 5:
Lại sai nữa rồi. Bạn nói tại sao cứ phải đi học nước ngoài mà ko tự làm ra?

Câu hỏi này cũng giống như: "Tại sao mày đi luyện thi Đại học mà ko tự ôn ở nhà?"

Hoặc: "Sao anh ko ở nhà tự tháo xe máy ra mà nghiên cứu cách sửa chữa. Đi học sửa xe máy chi cho tốn kém?"

Có lẽ các bạn đã có câu trả lời: "Đơn giản là học nhanh và dễ hơn tự làm, tự nghiên cứu". Nghiên cứu một công trình khoa học có thể mất 10 năm. Đọc và hiểu công trình đó ko mất quá 3 ngày.

Chúng ta đã thua họ về KHKT mà chúng ta còn ngồi nghiên cứu hàng chục năm như vậy thì sẽ thua họ bao xa?

Phân tích đoạn cuối:
Sau khi đọc xong đoạn cuối tôi mới vỡ lẽ. Thì ra bạn này là người Trung Quốc hoặc là người Việt đã nhập quốc tịch Trung Quốc bạn mới viết những câu như vậy. Rõ ràng là muốn Việt nam ta chia 5 sẻ 7 để dễ bề thôn tín.

Bạn chưa hiểu à? Xem cái tên tác giả mà xem. Không phải Trung Quốc thì là ai, Việt Nam ta đâu có cái tên như vậy.

Theo luật quốc tịch, Người mang quốc tịch Việt Nam phải có tên Việt Nam (bằng tiếng Việt và họ đứng trước)