Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Châu Á đua nhau mua vũ khí để đối phó Trung Quốc

Nhật Bản đề nghị ngân sách quốc phòng cao kỷ lục, và Philippines đang gấp rút hiện đại hóa hải quân trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh ở khu vực.

Nhiều nước châu Á đang tăng cường trang bị vũ khí, với ánh mắt lo ngại đổ dồn vào Trung Quốc do các nước này và Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên nhiều nơi tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

Các quốc gia khác, như Ấn Độ, Hàn Quốc cũng nhanh chóng hiện đại hóa quân đội, cho dù tranh chấp giữa hai nước này với Bắc Kinh trong thời gian qua chủ yếu mới chỉ dừng lại ở cấp phản đối ngoại giao.

Các nước châu Á sở hữu một nửa tổng số vũ khí nhập khẩu toàn thế giới. Trung Quốc đang trong thế dẫn đầu khi tăng ngân sách quốc phòng hàng năm lên gấp 4 lần trong thập kỷ qua.

Theo Robert D. Kaplan, nhà phân tích địa chính trị chính của công ty nghiên cứu tình báo Mỹ Stratfor, mục tiêu của Trung Quốc là vươn lên thay thế vị trí thống trị của Mỹ tại Thái Bình Dương, và nhắm đến những lợi ích từ tuyến đường biển quan trọng tại Biển Đông, nguồn dầu và khí đốt dồi dào tại vùng biển trong khu vực.

"Trung Quốc tin rằng nước này có thể tăng cường khả năng quân sự của mình ở các vùng biển nhanh hơn Việt Nam và Philippines. Nếu Trung Quốc có thể tự do di chuyển và gia tăng kiểm soát tại các vùng biển lân cận, nước này sẽ thực sự trở thành một cường quốc hải quân", ông Kaplan nói.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, Bắc Kinh vẫn chưa đuổi kịp Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Mỹ ở mức 665 tỷ USD một năm, gấp ba lần Trung Quốc. Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Trung Quốc gần bằng tổng ngân sách quốc phòng của tất cả 24 quốc gia khác trong khu vực Đông và Nam Á.

Đáng chú ý là đến năm 2020, Trung Quốc dự kiến ​sẽ có 78 tàu ngầm, bằng số lượng tàu của Mỹ. Nhiều tàu trong số đó sẽ đóng tại một căn cứ dưới nước có quy mô lớn tại đảo Hải Nam, nhô vào vùng Biển Đông.

Động thái của Trung Quốc đã làm các quốc gia châu Á thúc đẩy việc mua tàu ngầm. Việt Nam năm nay nhận sẽ nhận chiếc thứ 3 trong số 6 tàu ngầm Kilo đặt hàng từ Nga. Nga là nước xuất khẩu thiết bị quân sự hàng đầu cho châu Á, tiếp theo là Mỹ và sau đó là các nước châu Âu như Hà Lan.

Tương tự, Nhật Bản đang dần thay thế toàn bộ đội tàu ngầm với các tàu hiện đại hơn, Hàn Quốc bổ sung các tàu ngầm tấn công lớn hơn và Ấn Độ lên kế hoạch đóng thêm 6 tàu ngầm mới.

"Tàu ngầm được coi là vũ khí tiềm năng giúp các nước yếu thế đối phó với đối thủ mạnh hơn. Chúng có thể âm thầm di chuyển và qua mặt việc kiểm soát trên không hoặc hàng hải", Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Stockholm cho biết.

So với Việt Nam và Nhật Bản, Philippines đang tụt lại phía sau. Để đối phó với việc Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các bãi đá ngầm có tranh chấp tại quần đảo Trường Sa, Philippines đã ký kết thỏa thuận cho phép Mỹ điều quân đến căn cứ quân sự của nước này. Đồng thời, Manila có kế hoạch mua thêm máy bay tuần tra, máy bay ném bom và các thiết bị quân sự khác.

"Philippines đang nỗ lực đầu tư vào hiện đại hóa quân sự", ông Jon Grevatt, nhà phân tích quốc phòng khu vực châu Á Thái Bình Dương, thuộc nhóm nghiên cứu IHS Jane cho biết. "Nền kinh tế nước này đã phát triển trong nhiều năm nhưng vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu này", ông nhận định.

Ấn Độ cũng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Pakistan. Nước này đã mua thêm rất nhiều xe tăng cùng máy bay chiến đấu, và trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. New Delhi đã lập một quân đoàn sơn cước gồm 100.000 người, đóng ở gần nơi có tranh chấp với Trung Quốc .

Khi phát biểu về sự tăng cường vũ khí trong khu vực với AP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm 11/9 cho biết sự gia tăng ngân sách quân sự của Bắc Kinh là "minh bạch và phục vụ riêng cho mục đích phòng vệ".

"Nếu xem xét kỹ những sự kiện đã xảy ra trong hai năm qua, bạn sẽ thấy rằng không phải Trung Quốc, mà là các nước khác đã tạo ra căng thẳng và có những hành động khiêu khích. Chúng tôi phải thực thi các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia của chúng tôi", bà Hoa nói.

"Chúng tôi hy vọng các nước liên quan có thể nhìn nhận sự phát triển quân sự của Bắc Kinh một cách bình thường, hợp tác với Trung Quốc để phát triển quan hệ song phương, duy trì hòa bình và ổn định ở châu Á", bà nói thêm.

Mặc dù tập trung tăng cường vũ khí hạng nặng, các nước hiện chủ yếu chỉ điều động tàu tuần duyên, do những tàu này dễ dàng di chuyển để kiểm soát các đảo và ngư trường đang tranh chấp.

Nhật Bản đã đồng ý tặng 6 tàu tuần duyên cho Việt Nam, sau khi cam kết tặng 10 tàu cho Philippines vào năm ngoái. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Anh, Việt Nam cũng tăng gần gấp đôi số lượng tàu tuần duyên lên 68 tàu trong 5 năm qua. Nhật Bản bổ sung thêm 41 tàu, nâng tổng số lên 389 tàu.

Nhật Bản đã sử dụng những con tàu này trong hai năm qua để đối phó với Bắc Kinh, khi hai nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên một quần đảo không người mà Nhật Bản gọi là Senkaku, và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

"Do tất cả quốc gia đang cố gắng tránh để xảy ra xung đột vũ trang, các bên đang giữ lực lượng ở mức độ bán quân sự", Sam Perlo-Freeman, chủ nhiệm chương trình chi tiêu quân sự tại Viện Stockholm, cho biết. "Họ đang cố gắng điều động vũ khí mà không đẩy tình hình trong khu vực lên mức độ nguy hiểm hơn", ông nói.

Tuy nhiên, Nhật Bản dường như đang chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất. Tháng trước, chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề nghị nâng ngân sách quốc phòng lên mức cao kỷ lục là 48 tỷ USD, nhằm tăng cường máy bay do thám P-1, chiến đấu cơ tàng hình và các thiết bị khác do Mỹ chế tạo.

Nhật Bản hồi tháng 7 thông qua việc diễn giải lại hiến pháp, cho phép quân đội Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài. Nhật Bản và Ấn Độ đầu tháng này cam kết sẽ chia sẻ công nghệ quốc phòng và tổ chức tập trận chung.

"Nếu Trung Quốc tỏ ra hiếu chiến hơn, thì đó là do họ nhìn thấy nhiều cơ hội", Bernard Loo Fook Weng, một chuyên gia nghiên cứu quân sự ở trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore, cho biết. "Điều này có thể dẫn đến tình hình căng thẳng ác liệt hơn trong khu vực".
Vũ Thảo (theo AP)

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Trên cả điểm 10 cho UNESCO

Trong khi Trung Quốc ngang ngược tìm mọi cách kể cả những chiêu trò “bẩn”, “lộng giả thành chân” nhằm chứng minh gần như toàn bộ biển Ðông, trong đó đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của họ, thông qua việc cấm ngư dân Việt Nam khai thác, đánh bắt hải sản thuộc ngư trường truyền thống của Việt Nam, hay mới đây nhất là hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam cùng “hàng tá” những hành động gây rối, phá hoại sự yên bình của Việt Nam, thì mới đây (30/7/2014), UNESCO- Liên hợp quốc đã tổ chức lễ tôn vinh và trao bằng công nhận Châu bản Triều Nguyễn (Châu bản là những văn bản, chiếu chỉ được nhà vua ấn chỉ ban bố cả nước để thần dân thực hiện). Trong hơn 85 ngàn Châu bản có 19 tờ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chứng minh chủ quyền và sự quản lý xuyên suốt của ta một cách rõ ràng từ việc đo đạc, xây dựng bia chủ quyền, khai thác sản vật, đặc biệt là “cứu hộ cứu nạn” đối với tàu thuyền các nước gặp nạn trên vùng biển thuộc ta quản lý. Ðiều đó cho thấy từ xa xưa ông cha ta đã rất quan tâm trong việc khẳng định chủ quyền và gìn giữ biển đảo, bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc.

Trước quyết định công nhận tuyệt vời của UNESCO đối với Châu bản Triều Nguyễn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, đặc biệt là Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam- người dày công tìm tòi, nghiên cứu và vừa xuất bản ấn phẩm công phu chứng minh một cách thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định: Châu bản Triều Nguyễn vừa được UNESCO công nhận và tôn vinh có giá trị lịch sử và pháp lý không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Với người Việt Nam từ ngàn xưa, Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, nhưng chỉ mấy chục năm nay (chính xác là năm 1947), “người bạn láng giềng” vì thèm khát nên tự vẽ ra “đường lưỡi bò” “liếm” gần hết biển Ðông, trong đó có Hoàng Sa- Trường Sa thân yêu của chúng ta. Do đó, trước quyết định dũng cảm, tôn trọng sự thật lịch sử, “trên cả tuyệt vời” của UNESCO khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, kèm theo khuyến nghị của bà Katherine Muler Matin, Trưởng văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội: “UNESCO khuyến nghị Việt Nam nên cung cấp những tài liệu được số hóa này thông qua truy cập mở miễn phí cho học sinh, giảng viên, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và công chúng, đặc biệt là giới trẻ bởi họ là những tác nhân thay đổi và phát triển quốc gia trong tương lai”.

Không cần phải nói gì thêm. Trên cả điểm 10 cho UNESCO, là vậy!

LÊ VIỆT QUÂN

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Tiềm lực quân sự Việt Nam được xếp thứ 23 thế giới

Theo bảng xếp hạng 35 nước có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới của Global Firepower, Việt Nam xếp vị trí thứ 23 thế giới và đứng thứ 2 Đông Nam Á. 

Báo cáo viết: Chỉ có một cách thực sự để so sánh sức mạnh quân sự của các quốc gia (ám chỉ chiến tranh) nhưng may mắn thay chúng ta đã không có cơ hội để so sánh sức mạnh thực sự của các quốc gia trong những thập kỷ gần đây mặc dù tình hình căng thẳng vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như Trung Đông, khủng hoảng ở Ukraine và tranh chấp trên vùng Biển Đông và Hoa Đông. 

Thay vào đó, chúng ta sẽ đánh giá sức mạnh quân sự của 106 quốc gia dựa trên 50 yếu tố bao gồm các yếu tố chính như ngân sách quân sự, nguồn nhân lực có sẵn, và số lượng thiết bị mỗi quốc gia có trong kho vũ khí, và cách khai thác các nguồn tài nguyên. 

Các tiêu chuẩn đánh giá tập trung vào số lượng, không phụ thuộc vào các loại khác nhau. Nó cũng không bao gồm vũ khí hạt nhân mặc dù đây là con át chủ bài cuối cùng trong địa chính trị.  

Bảng xếp hạng này bao gồm 35 quốc gia quân sự hàng đầu thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 23, theo dữ liệu trang Global Firepower Index. Các dữ liệu sẽ tiếp tục được cập nhật để đánh giá trong những thời điểm tiếp theo.

Tiềm lực quân sự Việt Nam được xếp thứ 23 thế giới - Ảnh 1

Quân sự Việt Nam đừng thứ 23 trên thế giới.

Báo cáo trên chỉ ra rằng Mỹ vẫn đứng đầu thế giới trong chi tiêu quân sự hàng năm hơn 600 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ hai nhưng tổng số chi tiêu cũng chỉ bằng 1/5 của Mỹ với con số gần 130 tỷ USD. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI), Mỹ đã giảm khoảng 7,8% ngân sách quốc phòng do một số hoạt động quân sự tại nước ngoài đã chấm dứt. Ví dụ rút quân khỏi Afghanistan, Iraq. Trong khi đó, Nga đã tăng chi tiêu quân sự lên 88 tỷ USD với kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí của mình. 

Các tàu sân bay đóng góp rất lớn vào sức mạnh tổng thể của một quốc gia. Các tàu lớn cho phép các quốc gia có khả năng triển khai sức mạnh vượt xa biên giới của họ và trên toàn bộ bề mặt trái đất bởi vì nó là một căn cứ hải quân và không quân di động. Tàu sân bay lại có khả năng mang máy bay nên nó làm thay đổi đáng kể khả năng giám sát toàn cầu của nước sở hữu. 

Đó là điều mà báo cáo lý giải cho lý do tại sao có những nước đông quân, nhiều vũ khí mặt đất nhưng lại không được đánh giá cao hơn nước khác. 

Báo cáo viết rằng độc quyền tuyệt đối về tàu sân bay vẫn thuộc về Mỹ. Nước này đã triển khai 1 tàu sân bay tới vịnh Ba Tư để tăng cường sức mạnh trên biển và trên không trước khi bạo lực bùng phát tại Iraq. Cũng như Nga đã triển khai một tàu sân bay tới Địa Trung Hải trong cuộc chiến ở Syria. 

Có một sự bất thường trong các chỉ số toàn cầu là xếp hạng của Triều Tiên nằm ở cuối bảng 35 nước mạnh nhất mặc dù nước này có nhiều tàu ngầm nhất thế giới. Tuy nhiên các tàu ngầm này phần lớn không sử dụng được. Một phần ba trong số đó là động cơ diesel ồn ào và được chế tạo từ thập niên 1960 đã lỗi thời. Vũ khí của các tàu ngầm này cũng chỉ kiểm soát được trong phạm vi 4 dặm trong khi một tàu ngầm hiện đại của Mỹ có phạm vi kiểm soát trong 150 dặm.  

Riêng khu vực Đông Nam Á, chỉ có 3 nước lọt vào top 35 là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Trong đó, Indonesia ở vị trí thứ 19 vì lực lượng động viên của họ có tới 129 triệu người (gấp 2,5 lần Việt Nam) và ngân sách quốc phòng hơn 6 tỷ USD mỗi năm (gấp 2 lần Việt Nam). Thái Lan đứng sau Việt Nam mặc dù chi tiêu quân sự hàng năm hơn 5 tỷ USD nhưng nguồn động viên ít hơn và số lượng vũ khí chính như máy bay, xe tăng cũng ít hơn. 

Bảng xếp hạng có lẽ đã được hoàn thành trước khi tàu ngầm thứ 2 về Việt Nam nên mới thống kê Việt Nam có 1 tàu ngầm.
 
Trần Vũ - Quế Nguyễn

 

Trong bảng xếp hạng do Global Firepower Index (trang tổng hợp dữ liệu về sức mạnh quân sự toàn cầu, viết tắt là GFI) công bố hồi tháng 4, Việt Nam đứng ở vị trí 23. Tuy nhiên, những thông số này chỉ mang tính tương đối và có thể thay đổi trong thời gian tiếp theo. Theo bảng xếp hạng, nguồn nhân lực có sẵn của Việt Nam là 50.645.630 người, sở hữu 3.200 xe tăng và 413 máy bay quân sự. Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng với ngân sách quân sự hàng năm lên tới hơn 600 tỷ USD. Nga xếp thứ hai, nhưng kém khá xa về ngân sách quân sự. Ở vị trí thứ 3, Trung Quốc đã chi khoảng 130 tỷ USD cho quân sự, gần bằng 1/3 của Mỹ. Riêng khu vực Đông Nam Á, 3 nước lọt trong bảng xếp hạng là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Các chuyên gia đánh giá và đưa ra bảng xếp hạng dựa vào chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu (GFI) của 106 quốc gia với hơn 50 tiêu chí, bao gồm ngân sách quân sự, nguồn nhân lực có sẵn, số lượng vũ khí và cách khai thác nguồn tài nguyên. Tiêu chuẩn đánh giá tập trung vào số lượng, bỏ qua sự khác biệt về chủng loại. Họ cũng không tính tới vũ khí hạt nhân mà mỗi quốc gia đang sở hữu, dù đây chính là con át chủ bài trong địa chính trị.

Bài viết: http://news.zing.vn/Viet-Nam-vao-top-35-nuoc-co-quan-doi-manh-nhat-the-gioi-post435977.html#home_cate|tinmoi1

Nguồn Zing News
Trong bảng xếp hạng do Global Firepower Index (trang tổng hợp dữ liệu về sức mạnh quân sự toàn cầu, viết tắt là GFI) công bố hồi tháng 4, Việt Nam đứng ở vị trí 23. Tuy nhiên, những thông số này chỉ mang tính tương đối và có thể thay đổi trong thời gian tiếp theo. Theo bảng xếp hạng, nguồn nhân lực có sẵn của Việt Nam là 50.645.630 người, sở hữu 3.200 xe tăng và 413 máy bay quân sự. Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng với ngân sách quân sự hàng năm lên tới hơn 600 tỷ USD. Nga xếp thứ hai, nhưng kém khá xa về ngân sách quân sự. Ở vị trí thứ 3, Trung Quốc đã chi khoảng 130 tỷ USD cho quân sự, gần bằng 1/3 của Mỹ. Riêng khu vực Đông Nam Á, 3 nước lọt trong bảng xếp hạng là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Các chuyên gia đánh giá và đưa ra bảng xếp hạng dựa vào chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu (GFI) của 106 quốc gia với hơn 50 tiêu chí, bao gồm ngân sách quân sự, nguồn nhân lực có sẵn, số lượng vũ khí và cách khai thác nguồn tài nguyên. Tiêu chuẩn đánh giá tập trung vào số lượng, bỏ qua sự khác biệt về chủng loại. Họ cũng không tính tới vũ khí hạt nhân mà mỗi quốc gia đang sở hữu, dù đây chính là con át chủ bài trong địa chính trị.

Bài viết: http://news.zing.vn/Viet-Nam-vao-top-35-nuoc-co-quan-doi-manh-nhat-the-gioi-post435977.html#home_cate|tinmoi1

Nguồn Zing News
Trong bảng xếp hạng do Global Firepower Index (trang tổng hợp dữ liệu về sức mạnh quân sự toàn cầu, viết tắt là GFI) công bố hồi tháng 4, Việt Nam đứng ở vị trí 23. Tuy nhiên, những thông số này chỉ mang tính tương đối và có thể thay đổi trong thời gian tiếp theo. Theo bảng xếp hạng, nguồn nhân lực có sẵn của Việt Nam là 50.645.630 người, sở hữu 3.200 xe tăng và 413 máy bay quân sự. Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng với ngân sách quân sự hàng năm lên tới hơn 600 tỷ USD. Nga xếp thứ hai, nhưng kém khá xa về ngân sách quân sự. Ở vị trí thứ 3, Trung Quốc đã chi khoảng 130 tỷ USD cho quân sự, gần bằng 1/3 của Mỹ. Riêng khu vực Đông Nam Á, 3 nước lọt trong bảng xếp hạng là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Các chuyên gia đánh giá và đưa ra bảng xếp hạng dựa vào chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu (GFI) của 106 quốc gia với hơn 50 tiêu chí, bao gồm ngân sách quân sự, nguồn nhân lực có sẵn, số lượng vũ khí và cách khai thác nguồn tài nguyên. Tiêu chuẩn đánh giá tập trung vào số lượng, bỏ qua sự khác biệt về chủng loại. Họ cũng không tính tới vũ khí hạt nhân mà mỗi quốc gia đang sở hữu, dù đây chính là con át chủ bài trong địa chính trị.

Bài viết: http://news.zing.vn/Viet-Nam-vao-top-35-nuoc-co-quan-doi-manh-nhat-the-gioi-post435977.html#home_cate|tinmoi1

Nguồn Zing News
Trong bảng xếp hạng do Global Firepower Index (trang tổng hợp dữ liệu về sức mạnh quân sự toàn cầu, viết tắt là GFI) công bố hồi tháng 4, Việt Nam đứng ở vị trí 23. Tuy nhiên, những thông số này chỉ mang tính tương đối và có thể thay đổi trong thời gian tiếp theo. Theo bảng xếp hạng, nguồn nhân lực có sẵn của Việt Nam là 50.645.630 người, sở hữu 3.200 xe tăng và 413 máy bay quân sự. Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng với ngân sách quân sự hàng năm lên tới hơn 600 tỷ USD. Nga xếp thứ hai, nhưng kém khá xa về ngân sách quân sự. Ở vị trí thứ 3, Trung Quốc đã chi khoảng 130 tỷ USD cho quân sự, gần bằng 1/3 của Mỹ. Riêng khu vực Đông Nam Á, 3 nước lọt trong bảng xếp hạng là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Các chuyên gia đánh giá và đưa ra bảng xếp hạng dựa vào chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu (GFI) của 106 quốc gia với hơn 50 tiêu chí, bao gồm ngân sách quân sự, nguồn nhân lực có sẵn, số lượng vũ khí và cách khai thác nguồn tài nguyên. Tiêu chuẩn đánh giá tập trung vào số lượng, bỏ qua sự khác biệt về chủng loại. Họ cũng không tính tới vũ khí hạt nhân mà mỗi quốc gia đang sở hữu, dù đây chính là con át chủ bài trong địa chính trị. Việt Nam vào top 35 nước có quân đội mạnh nhất thế giới Danh sách bảng xếp hạng tiềm lực quân sự 35 quốc gia. Ảnh: Business Insider Tống Hoa

Bài viết: http://news.zing.vn/Viet-Nam-vao-top-35-nuoc-co-quan-doi-manh-nhat-the-gioi-post435977.html#home_cate|tinmoi1

Nguồn Zing News

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Những câu chuyện tình yêu không biên giới

Câu chuyện tình của những người đàn ông ngoại quốc yêu người phụ nữ Việt Nam thật sự khiến nhiều người xúc động.
Là những người ở cách nhau nửa  vòng thế giới, khác biệt về màu da, tôn giáo, dân tộc, tiếng nói, trình độ, tuổi tác… nhưng họ vẫn tạo nên một câu chuyện tình đẹp như trong cổ tích. Người đàn ông ngoại quốc giàu có, sẵn sàng từ bỏ mọi thứ để bên người vợ Việt, sớm sớm, chiều chiều, vợ chồng vui với việc bán hàng phở, chăm mấy con gà… Những câu chuyện tình không tưởng đó  lại hoàn toàn có thật trong cuộc đời. Tình yêu, tình chồng vợ của họ khiến bao người ngưỡng mộ và tin rằng, tình yêu không có giới hạn:
Người đàn ông ngoại quốc yêu “cô bán chôm chôm”
Có lẽ bất kì ai khi được nghe tâm sự của đôi vợ chồng già có cái Tâm thánh thiện và một tình yêu vô bờ bến dành cho nhau này cũng sẽ đều rơm rớm xúc động. Hẳn là tình yêu làm cho người ta sống tốt hơn, cao cả hơn. Câu chuyện được chia sẻ trên facebook của một người và nó nhanh chóng được lan truyền bởi một tình yêu đáng ngưỡng mộ được nhắc đến.
Câu chuyện kể về tình yêu kì lạ của người đàn ông đến từ Đan Mạch Kurt Leander Jensen Lendar và người phụ nữ bán chôm chôm Tiêu Thị Ngọc Sang.
Năm 54 tuổi, vì muốn đi vòng quanh thế giới, ông Kurt đã quyết định bán chiếc tàu cá của mình, mua vé du lịch cùng 2 người bạn đến Việt Nam. Ông ở Thành phố Hồ Chí Minh và tình cờ gặp bà Sang tại đó. Khi ấy, bà Sang 45 tuổi, sống với mẹ già và cô con gái nhỏ. Bà từ Đồng Nai về Sài Gòn bán chôm chôm.. Ông Kurt chia sẻ: “Tôi nhìn thấy bà ấy bán chôm chôm, và không hiểu sao tôi cứ muốn quay lại mua chôm chôm hoài”. Tình cảm được nảy sinh trong ông Kurt khi bà Sang trả cho ông chiếc ví có cả xấp tiền đô trong đó. Có lẽ ấn tượng ấy khiến ông thêm yêu người phụ nữ hồn hậu này.
Những câu chuyện tình yêu không biên giới
Hình ảnh ông Kurt Leander Jensen Lendar và vợ đi xây cầu cho người nghèo ở Lâm Đồng
Ông trở về Đan Mạch, ông viết thư cho bà và hẹn 1 năm sau sẽ quay lại gặp bà. Những lá thư ông gửi về, bà đều phải nhờ người dịch giúp. Và rồi, chỉ nửa năm sau ông đã quay trở lại Việt Nam để tìm gặp bà vì quá nhớ nhung. Ông tìm cách lấy lòng mẹ bà Sang. Cuối cùng, năm 1992, ông bà thành hôn. Ông đưa bà sang Đan Mạch sống.
Những câu chuyện tình yêu không biên giới
Ông Kurt Leander Jensen Lendar mong muốn phủ kín cây xanh lên vùng đất trống và xây dựng khu nghỉ dưỡng cho người già
Một thời gian sau khi cưới, ông quyết định trở về Việt Nam. Ông ấp ủ dự định xây cầu cho những trẻ em nghèo tới trường. Có lẽ đây cũng chính là điều khiến nhiều người xúc động và yêu mến mối tình già này. Họ không đơn thuần chỉ có tình yêu dành cho nhau mà còn có một trái tim quá ấm áp dành cho những thân phận nghèo khổ quanh mình. Ông tìm mọi cách để vận động, quyên góp và đã xây dựng được 24 cây cầu, 6 trường học cho trẻ em nghèo. Ngoài ra, ông còn cùng vợ tự tay trông hơn 600 cây non để phủ xanh đồi trọc. Hình ảnh của những em nhỏ nở nụ cười trên môi khiến ông bà cảm thấy hạnh phúc và có động lực làm những việc có ý nghĩa cho cuộc đời.
Những câu chuyện tình yêu không biên giới
Vợ chồng ông Kurt cùng nhau chăm sóc cây xanh
Tuy nhiên, cuộc sống của đôi vợ chồng già cũng gặp muôn vàn khó khăn. Số tiền dành dụm được ít ỏi ông bà định mua đất xây nhà thì toàn gặp lừa đảo mất trắng. Còn một chút tiền dành dụm được, ông mua miếng đất nhỏ ở Bình Thuận. Trong nhiều năm, ông tự mình xây dựng căn nhà nhỏ bé thành một tổ ấm. Căn nhà của ông nằm cạnh bãi tha ma, bên cạnh những ngôi mộ, cạnh chỗ mà hàng đêm những chuyến xe đường dài đỗ lại cho hành khách đi “giải quyết nỗi buồn”.
Những câu chuyện tình yêu không biên giới
Ngôi nhà nhỏ nhắn, xinh xắn do chính tay ông Kurt xây dựng. Đây cũng là tổ ấm thân yêu của hai vợ chồng ông Kurt
Để khắc phục điều đó, ông bà đã bỏ tiền túi, tự tay xây dựng 4 nhà vệ sinh công cộng để tránh cho mọi người không “bậy bạ lung tung”. Cuộc sống hàng ngày của ông bà diễn ra đều đặn, cùng nhau chăm sóc những đồi cây, chăm 40 con gà. Ông Kurt ấp ủ dự định xây dựng căn nhà nhỏ của mình thành một khu nghỉ dưỡng cho những người già. Nếu ai muốn, có thể đến. Mọi thứ dù đơn sơ nhưng đủ cho nhu cầu của người già và tất nhiên, hoàn toàn miễn phí.
Những câu chuyện tình yêu không biên giới
Tình yêu của họ vẫn ấm áp như lời ông Kurt chia sẻ: “Tôi muốn ở Việt Nam, tôi yêu bà ấy và yêu nơi này”.
Cuộc sống cơ cực là vậy nhưng tình cảm ông bà dành cho nhau vẫn rất nồng ấm. Giờ đây, ở cái tuổi xưa nay hiếm (bà 67 tuổi, còn ông 80 tuổi), ông bà vẫn đều đặn chăm nhau. Với ông bà, khoảnh khắc hạnh phúc nhất là mỗi sớm mai thức giấc, bà nướng cho ông chiếc bánh mì, pha cho ông ly cà phê và hai vợ chồng nhâm nhi đón bình minh lên. Cuộc sống giữa miền đất đầy nắng, gió này bỗng trở vẫn mát lành vô cùng với đôi vợ chồng già. Tình yêu của họ vẫn ấm áp như lời ông Kurt chia sẻ: “Tôi muốn ở Việt Nam, tôi yêu bà ấy và yêu nơi này”.
Chuyện tình ông Tây và cô hàng Phở
Vốn không phải là một người thích ăn phở, vậy mà chẳng hiểu sao Michael W.Crisham (tên thường gọi Mike) - giáo viên tiếng Anh tình nguyện của Ban Quản lý vịnh Hạ Long lại thường xuyên ghé vào quán phổ của chị Nguyễn Thị Bình (bên bờ Vịnh Hạ Long). Và rồi, cuộc đời đưa đẩy, 1 đêm đầu năm 2003, ông Mike đã đưa cho chị Bình tờ giấy với dòng chữ Tiếng Việt: “Tôi muốn làm chồng em, em có đồng ý không?”
Những câu chuyện tình yêu không biên giới
Chuyện tình cảm động của ông Tây yêu cô hàng phở
Khi ấy, Mike lúc ấy 52 tuổi, độc thân, người Anh gốc Ireland, làm tình nguyện viên cho Ban Quản lý vịnh Hạ Long từ năm 2002, lưu trú tại một khách sạn trên phố Bến Đoan bên bờ vịnh Hạ Long. Còn chị Bình là một phụ nữ ở tuổi 44, có một cuộc hôn nhân tan vỡ, mở quán phở nho nhỏ để lấy tiền nuôi con ăn học.
Thường xuyên ghé quán phở của chị Bình, ông Mike trở thành một người thân quen. Dần dần, ông xin phép được ăn chung bữa tối với gia đình chị. Mỗi tháng ông đóng góp 500.000 đồng. Bữa cơm đạm bạc, ấm áp làm ông có cảm giác như một gia đình. Và rồi cuối cùng, ông quyết định cầu hôn với chị Bình bằng một câu tiếng Việt thật tình cảm. Nhưng thời điểm đó, chị Bình còn đắn đo rất nhiều. Chị mặc cảm mình là người phụ nữ nghèo, đã từng đổ vỡ trong hôn nhân, lại có tới 3 con nhỏ, chị sợ lấy nhau, khác biệt về ngôn ngữ, dân tộc và hoàn cảnh sẽ khó lòng mà hạnh phúc. Nhưng rồi chính tình cảm chân thành của ông Mike đã khiến chị gật đầu đồng ý.
Lấy nhau rồi, ông Mike mua nhà để cả gia đình sống chung. Tiền ăn học, sinh hoạt của các con ông cũng là người lo chính. Sau này, khi các con của chị Bình khôn lớn, dựng vợ, gả chồng cũng một tay ông lo liệu. Tới giờ chị Bình vẫn nói, các con chị khôn lớn, trưởng thành như ngày hôm nay có công rất lớn của chồng.
Gần 10  năm chung sống, tới giờ chị Bình vẫn nghĩ cuộc hôn nhân của mình như một giấc mơ khi chị được hạnh phúc viên mãn bên chồng, bên con.
Chuyện tình của lão nông tóc vàng
Từng là một triệu phú người Mỹ, sang Việt Nam, ông Robert Podunavac yêu và kết hôn với một người phụ nữ Việt và gắn bó cả cuộc đời mình với vùng đất Tam Lãnh, Quảng Nam. Ông cảm thấy cuộc sống đầy niềm vui và hạnh phúc khi được làm một người nông dân, gắn bó với ruộng vườn, với con gà, con vịt… Chẳng ai hiểu, cũng không ai có thể lí giải được vì sao một người khác tiếng nói, màu da, lại có thể từ bỏ tất cả để đến bên người phụ nữ  đã từng có một đời chồng, 3 đứa con nhỏ dại và nghèo đói.
Những câu chuyện tình yêu không biên giới
Ông Robert Podunavac và người phụ nữ mà ông yêu hết mình chị Thy Nhơn
Người phụ nữ mà ông Robert Podunavac  yêu hết mình chính là chị Thy Nhơn, một người nông dân chân chất. Chị không gặp may mắn trong cuộc sống hôn nhân, đời đời lận đận. Và rồi số phận run rủi cho hai người gặp nhau, nảy sinh tình cảm và kết hôn.
Cuộc hôn nhân của hai người cũng vô cùng gian truân. Gia đình chị Thuy Nhơn ban đầu không chấp nhận vì sợ rằng sự khác biệt quá lớn về tuổi tác, văn hóa sẽ khiến chị Thy Nhơn thêm khổ. Nhưng rồi, giữa buổi cả nhà tụ họp đông đủ Robert Podunavac  đã dũng cảm đứng lên, nói bằng thứ tiếng Việt ít ỏi mà ông học được trong vài tháng để thuyết phục gia đình chị Thy Nhơn đầu ý. Câu chuyện về cuộc đời gian truân của ông khiến anh cũng rưng rưng nhưng việc chấp nhận cho kết hôn lại là chuyện khác. Ông đã phải nói tới cả tiếng đồng hồ, cuối cùng mới nhận được cái gật đầu từ mẹ chị Thy Nhơn.
Khi làm chồng, ông Robert Podunavac chăm lo cho con của vợ như con mình, sắm sửa từ manh quần, tấm áo, chu toàn cho các cháu chuyện học hành. Ông Robert Podunavac chia sẻ rằng cuộc đời ông cũng gian truân, chìm nổi như chị Thy Nhơn, có lẽ vì thế mà tìm thấy sự đồng cảm. Giờ đây mong ước của ông là được cùng vợ xây dựng một cơ ngơi đàng hoàng, lo toan cho con cháu đâu vào đấy và có một chút ít làm từ thiện. Ông muốn gắn bó và chết trên mảnh đất Việt nam yêu thương này.
Những câu chuyện tình yêu không biên giới
Ông Robert Podunavac xúc động đến bật khóc là khi được vợ tặng cho ngôi mộ để dành sau này khi mất đi.
Câu chuyện tình của họ cũng thật đặc biệt khi món quà khiến ông Robert Podunavac xúc động đến bật khóc là khi được vợ tặng cho ngôi mộ để dành sau này khi mất. Tất cả bắt nguồn từ ước muốn này của ông Robert Podunavac. Ông thấy người Việt Nam sống tình cảm, khi chết được chôn trong một ngôi mộ và con cháu thờ cùng nhiều đời. Do đó ông ao ước khi mình mất đi cũng có được niềm vinh dự đó. Hiểu tâm nguyện này của chồng, chị Thy Nhơn đã bí mật xây một ngôi mộ dành tặng cho chồng. Khi được vợ dẫn đến nơi có món quà cho mình Robert Podunavac  đã bật khóc và nói: “Em đã làm toại nguyện một mong muốn lớn nhất của đời tôi. Cả đời này, tôi mang ơn em!”
Những câu chuyện tình yêu không biên giới
Niềm vui tuổi già của Robert là chăn nuôi gà vịt và trồng rừng 
Giờ đây, hàng ngày mọi người nhìn thấy sự hạnh phúc của đôi vợ chồng chăn gà, chăn vịt. Người ta thấy thích thú với hình ảnh một “lão nông tóc vàng” và cũng cảm phục một  tình yêu đẹp.
Nguồn: Yahoo.com

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Biến số Biển Đông trong bài toán kinh tế 6 tháng

Phục hồi khá tốt với mức tăng trưởng 5,18% sau 2 quý, song những căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc sau vụ "giàn khoan" trên Biển Đông lại đặt kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức.

Tổng cầu vẫn ở mức thấp, doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng, tồn kho bất động sản và nợ xấu còn cao..., cộng với mục tiêu kìm lạm phát, ổn định vĩ mô vẫn ở vị trí ưu tiên, kinh tế Việt Nam bước vào năm 2014 trong một tâm thế không quá hồ hởi. Tuy nhiên, cùng với đà phục hồi của thị trường thế giới, các kế hoạch của Chính phủ cũng như nhận định của giới chuyên gia cho rằng nền kinh tế đang có những dấu hiệu rõ ràng của việc thoát đáy, sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái toàn cầu từ năm 2008.

Thực tế số liệu thống kê hoạt động kinh tế những tháng đầu năm cũng phần nào chứng minh cho những nhận định đó, khi GDP quý I tăng 5,09% - cao nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây, lạm phát được kiểm soát ở 0,88% - mức thấp nhất trong vòng 4 năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao hơn cùng kỳ, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cải thiện...
[Caption]
Giữa bối cảnh đó, sự kiện ngày 1/5, khi Trung Quốc tiến hành hạ đặt giàn khoan trái phép trong lãnh hải Việt Nam, gây căng thẳng đời sống kinh tế - chính trị 2 nước. Sự kiện này bỗng chốc đặt Việt Nam trước một biến số mới cần giải trong bài toán sản xuất kinh doanh khi mà Trung Quốc lâu nay vẫn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 2 chiều (2013) lên tới 53 tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán lập tức biến động sau kỳ nghỉ lễ Quốc tế lao động. Chỉ số VN-Index  "rơi" kỷ lục với gần 33 điểm mất trong phiên 8/5, hơn 460 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Thị trường ngoại tệ sau thời gian dài ổn định cũng vì yếu tố tâm lý mà bị đẩy lên mặt bằng giá mới, và động thái gần nhất là Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giảm giá tiền đồng 1% sau một năm neo ở 21.036 đồng đổi một đôla Mỹ. Trong một báo cáo của Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Việt Nam (VID), nhóm nghiên cứu cho rằng đợt sóng tỷ giá đầu tiên của năm 2014 được kích hoạt từ căng thẳng Biển Đông. Tỷ giá tự do tăng mạnh vượt trên mức trần của Ngân hàng Nhà nước và duy trì ở mức cao cho đến cuối tháng 6, biên độ dao dịch khá rộng trong khoảng 21.270 - 21.350 đồng đổi một đôla Mỹ. Tỷ giá liên ngân hàng cũng gia tăng và nhiều thời điểm áp sát trần cho phép.
soi-det-6196-1403985477.jpg
Kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nếu quan hệ với Trung Quốc trở nên căng thẳng do 90% tư liệu sản xuất nhập khẩu từ thị trường này. Ảnh: AFP
Song, sự kiện được coi là tâm điểm với môi trường kinh doanh Việt Nam 6 tháng đầu năm lại chính là việc một nhóm người quá khích đã nhân việc biểu tình phản đối Trung Quốc, đập phá nhà máy của doanh nghiệp nước ngoài tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh... vào những ngày giữa tháng 5, khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, rút chuyên gia, lao động về nước.

Đánh giá về tổn thất, ông Phạm Đình Thúy - Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp cho biết Bình Dương, Đồng Nai ảnh hưởng lớn nhất. Tại Bình Dương, chỉ số sử dụng lao động ngành công nghiệp thời điểm 1/6/2014 giảm 2,8% so với cùng thời điểm năm ngoái do hơn 10.000 lao động tại 4 doanh nghiệp FDI phải tạm ngừng sản xuất, điều này cũng khiến sản xuất công nghiệp của tỉnh giảm trong tháng 5. Tình hình tương tự cũng xảy ra với Đồng Nai.

Trung Quốc hiện là đối tác lớn của Việt Nam khi năm 2013, cả nước nhập siêu gần 24 tỷ USD từ thị trường này và tiếp tục thâm hụt hơn 13 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, chủ yếu do nhập khẩu tư liệu sản xuất (máy móc, nguyên vật liệu, phụ liệu... ) chiếm gần 90%. Do vậy, trao đổi hàng hóa, buôn bán giữa hai nước khó tránh khỏi ảnh hưởng. 

Những diễn biến nêu trên cũng ảnh hưởng lớn tới du lịch, vốn đang trong mùa cao điểm. Tổng cục Thống kê cho hay trong tháng 5, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm gần 10% so với tháng trước. Sang tháng 6, lượng khác nước ngoài tiếp tục giảm 20%, xuống mức thấp nhất từ đầu năm. Số khách Trung Quốc trong tháng 6 giảm gần 30% so với tháng trước, khách quốc tế đến Việt Nam qua các cửa khẩu tuyến Trung Quốc cũng giảm một nửa.

Trong hoàn cảnh trên, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp tức thời để ổn định tình hình. Chẳng hạn, để trấn an nhà đầu tư ngoại sau những vụ biểu tình, nhiều đoàn công tác được thành lập để đi thị sát tận nơi, đưa ra giải pháp tháo gỡ cho nhà đầu tư về thuế, bảo hiểm, thông quan hàng hóa... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trên cả diễn đàn trong nước và quốc tế cũng liên tục phát đi thông điệp sẽ bảo đảm an toàn cho người nước tại Việt Nam cũng như các xử lý thỏa đáng những đề xuất của doanh nghiệp bị thiệt hại. Điều này phần nào khiến nhà đầu tư bình tâm và hầu hết doanh nghiệp FDI đã quay lại hoạt động bình thường.
Trong cuộc họp báo tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sau vụ biểu tình, bà Liu Mei Teh - Tổng hội trưởng Tổng hội thương gia Đài Loan nghẹn ngào khi nhớ lại cảnh nhà xưởng, trường học bị đập phá, lao động Đài Loan quá sợ hãi phải bỏ về nước. Song, chỉ nửa tháng sau, gặp lại bà Liu tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thương niên (VBF) giữa kỳ, khuôn mặt của vị doanh nhân này rạng rỡ hơn khi đa số doanh nghiệp Đài Loan đã quay trở lại hoạt động bình thường nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ. Thậm chí, nhiều người bạn của bà cho biết sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Thị trường chứng khoán, thị trường ngoại tệ cũng đi qua những chuỗi ngày bất ổn và chờ đón thông tin tích cực như Chính phủ sẽ cho nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, hay tỷ giá cũng không xáo trộn sau khi Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách để ổn định thị trường trên mặt bằng giá mới.
Việc kiểm soát tốt tình hình đã khiến sự kiện Biển Đông chỉ là một gợn sóng ngắn đối với kinh tế 6 tháng đầu năm, khi GDP vẫn tăng 5,18%, cao nhất trong ba năm gần đây. Giá cả trong nước vẫn bình ổn khi lạm phát được kiểm soát ở 1,38%, thấp nhất trong 13 năm.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến nghị điều hành kinh tế 6 tháng cuối năm vẫn hết sức cẩn trọng, bởi những thách thức trong mối quan hệ với Trung Quốc vẫn là biến số tác động lên kinh tế Việt Nam và đây là câu chuyện dài hạn. "Trước mắt nền kinh tế chưa phải chịu cú sốc lớn nào từ căng thẳng Biển Đông. Mặc dù cốt lõi của vấn đề nằm ở yếu tố chính trị, ảnh hưởng kinh tế trong dài hạn từ vấn đề này là không thể tránh khỏi khi nguồn lực đã hạn hẹp của đất nước phải tiêu tốn vào các hoạt động nhằm đối phó với những rủi ro mới đang thường trực", nhóm chuyên gia tại VID nhìn nhận.
Chẳng hạn, lạm phát vốn được kỳ vọng tiếp tục ổn định trong năm nay, nhưng cũng có thể tiềm ẩn rủi ro do những bất ổn về nguồn cung nếu căng thẳng lên cao. Theo báo cáo VID, Trung Quốc đang cung cấp khoảng 50% nguyên liệu vải sợi cho Việt Nam, chỉ cần có sự chậm trễ trong cung cấp các đơn hàng cũng có thể gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành vải sợi và dệt may, một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, nếu thương mại giữa hai quốc gia đóng băng (dù rất khó có khả năng xảy ra), thì mất cân đối cung cầu lớn có thể xảy ra khiến cho giá cả tăng vọt. Khi đó, tác động dây chuyền từ cú sốc này tới các chỉ tiêu vĩ mô như lạm phát sẽ nằm ngoài khả năng kiểm soát của chính sách tiền tệ.
Vai-0-4662-1404100093.jpg
Câu chuyện của quả vải Bắc Giang cho thấy nhiều chuyển biến trong quan hệ thương mại Việt - Trung. 
Ông Hà Quang Tuyến - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) nhận định sự kiện Biển Đông có thể khiến tăng trưởng của một số lĩnh vực thấp hơn, dẫn tới khó đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8% trong cả năm. "Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu là cung cấp nguyên liệu dệt may, linh kiện điện tử, nếu tình huống ngưng trệ xảy ra sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng", vị này nói.
Căng thẳng tại Biển Đông cũng đòi hỏi chi ngân sách phát sinh những khoản không nằm trong kế hoạch. Trong phiên họp Quốc hội gần đây, đa số đại biểu đã tán thành đề nghị dành 16.000 tỷ đồng từ ngân sách nhằm hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư. "Gánh nặng đối với ngân sách sẽ ngày càng chồng chất hơn nếu sự việc tiếp diễn trong thời gian dài và hệ quả là điều chưa thể tính hết được", chuyên gia của VID bày tỏ.
Tuy nhiên, theo những nhà phân tích, những thách thức cũng mở ra cơ hội với kinh tế Việt Nam, nhất là cho ngành sản xuất trong nước, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng Việt Nam có thể bị tổn thất nếu mối quan hệ với Trung Quốc đóng băng, song nếu kịp thời thời đổi để bù đắp thì việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hoàn toàn có thể xảy ra.
Sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông là một "hồi chuông thức tỉnh" cho lãnh đạo Việt Nam để thúc đẩy sự đa dạng của các chuỗi sản xuất và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, phát triển khả năng có thể cung ứng nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy của nước này, chuyên gia kinh tế Trinh Nguyen tại HSBC nhận định trên Bloomberg.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có thời cơ tốt khi tham gia các hiệp định thương mại tự do với Mỹ, châu Âu, ASEAN để giúp hàng hoá xuất khẩu sang các thị trường mới và tận dụng ưu đãi thuế quan để nhập khẩu nguyên vật liệu.
Những ngày cuối tháng 6, câu chuyện về quả vải Bắc Giang một lần nữa được người ta nhìn nhận như một ví dụ tiêu biểu cho sự chuyển biến trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
Hiện 90% lượng vải xuất khẩu của Việt Nam là sang Trung Quốc, khiến người nông dân trồng vải thiều tại Bắc Giang bấy lâu này đều phải phụ thuộc vào những chỉ định của thương nhân đến từ phương Bắc, thậm chí nhiều vụ còn bị ép giá. Lường trước những khó khăn có thể xảy ra nếu thương lái Trung Quốc bỏ thị trường, thời gian qua Việt Nam liên tục có những chương trình tiếp thị "đặc sản" này sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore hay Nam tiến và bước đầu thu được kết quả tích cực, tạo hướng đi mới cho quả vải "thoát Trung". Như một chuyên gia đã chia sẻ, trước hết Việt Nam phải tự cứu lấy mình và điều này là hoàn toàn có thể làm được.
Phương Linh

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Trung Quốc điều thêm tàu chiến đến giàn khoan

Trung Quốc hôm nay đã điều thêm hai tàu chiến đến khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép, nâng số lượng tàu quân sự lên 6.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc bám sát, hú còi, sẵn sàng đâm va tàu Cảnh sát biển 4032. Ảnh do Cảnh sát biển cung cấp.

Ngày 9/6, lực lượng Trung Quốc ở khu vực hạ đặt giàn khoan gồm khoảng 36 tàu hải cảnh, 21 tàu vận tải và tàu kéo, 44 tàu cá. Số lượng tàu chiến của Trung Quốc hôm nay là sáu, tăng hai tàu so với ngày 8/6, báo cáo của Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết. Trung Quốc bố trí hai tàu chiến ở khu vực phía đông giàn khoan, hai tàu ở phía tây và hai tàu ở phía nam.
Ngoài ra, lực lượng kiểm ngư Trung Quốc còn có một máy bay trinh sát Y-8 hoạt động ở độ cao 300-500 m.
Các tàu của Trung Quốc bố trí thành ba vòng bảo vệ. Vòng trong cách giàn khoan 1,5-2 hải lý có 8 tàu; vòng giữa cách giàn khoan 2-4 hải lý có 7-15 tàu; vòng ngoài cách giàn khoan 4-10 hải lý có 35-40 tàu. Các tàu này thường xuyên tổ chức thành từng nhóm, từng lớp sẵn sàng đâm va, phun vòi rồng để ngăn chặn tàu chấp pháp của Việt Nam. 
Bên cạnh đó, tàu cá Trung Quốc với khoảng 40 chiếc được sự hỗ trợ của tàu hải cảnh vẫn hung hăng húc đẩy, vây ép các tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Trước hành động của các tàu Trung Quốc, các tàu chấp pháp Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ tại hiện trường giàn khoan, đồng thời tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao.
Truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin, nước này sẽ triển khai tàu hộ tống Lô Châu kiểu mới nhất tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu này có khả năng tác chiến giống như các tàu chiến ven biển của Hải quân Mỹ. Tàu được thiết kế để chiến đấu trong vùng nước nông. 
Báo điện tử Chính phủ hôm nay dẫn lời nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Phạm Thế Duyệt nói: "Việt Nam luôn cầu thị, không phải vì chúng ta sợ mà chúng ta không muốn tạo sự “bùng nổ”, không có lợi cho cả Việt Nam, cho cả Trung Quốc. Không phải chúng ta nhỏ bé thì phải chịu thua. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh".
"Nhân dân ta, từ già đến trẻ không ai không bức xúc với thái độ nước lớn, kẻ cả, ức hiếp, đổi trắng thay đen của Trung Quốc với Việt Nam. Nhưng tôi chắc chắn đạo lý là đạo lý, nhân dân thế giới đều biết. Việt Nam nói và làm vì quyền lợi chính đáng của nhân dân. Những nước trước là thù địch cũng tỏ thái độ ủng hộ Việt Nam, ủng hộ lẽ phải", ông Phạm Thế Duyệt khẳng định.
Hương Thu

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Thủ tướng: 'Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông'

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.


Trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được nhiều câu hỏi của báo giới nước ngoài về vấn đề Biển Đông, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo các cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Bạn hỏi về biện pháp quân sự? Không".
"Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ".
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình.
"Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói", Thủ tướng cho biết.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
"Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế", Thủ tướng nói tiếp.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác và đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam.
Việt Nam đã thông báo và thông tin trung thực việc Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông đến các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, chính giới và các học giả, truyền thông quốc tế.
Những ngày qua, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, nhiều cá nhân và tổ chức quốc tế đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về mối đe dọa của sự việc này đối với hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng rằng cộng đồng quốc tế tiếp tục có đánh giá đúng và tiếng nói thích hợp để ngăn chặn mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
"Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nước, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc", Thủ tướng nói.
Về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc vì điều này không chỉ đem lại lợi ích cơ bản và lâu dài cho hai nước Việt - Trung mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. "Còn ngược lại, chắc các bạn hoàn toàn có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra", Thủ tướng nói.
Trước báo chí quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh rằng Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình đóng góp vào việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
"Đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm này và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế", Thủ tướng khẳng định.
Thanh Bình (vnexpress.net)

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Biển của Việt Nam là "Biển Việt Nam"

Tại sao Biển của Việt Nam lại không phải là "Biển Việt Nam" mà lại là "Biển Đông"?

Để thể hiện chủ quyền Việt Nam trên biển, Hoi Cuong Viet đề nghị đổi tên Biển Đông thành Biển Việt Nam. Mọi người hãy cùng nhau thể hiện chủ quyền biển đảo bằng cách gọi tên Biển nước ta là "Biển Việt Nam" nhé.

Vì chủ quyền Việt Nam trên biển, hãy gọi Biển Đông là Biển Việt Nam

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Vinamilk dành 83 tỷ đồng trao sữa cho trẻ em nghèo

Quỹ sữa "Vươn cao Việt Nam" trao 22 triệu ly sữa cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước suốt 6 năm qua.

Ngày 27/4, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng đại diện lãnh đạo tỉnh, quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, lãnh đạo Vinamilk trao gần 77.000 ly sữa cho các em học sinh Bến Tre. 
Nhân dịp này, quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng dành tặng 100 triệu đồng để cấp học bổng cho 100 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện Ba Tri. Mỗi suất một triệu đồng.
Gần 77.000 ly sữa đã tới tay nhiều trẻ em Bến Tre vào ngày 27/4. Ảnh: Kim Phương

Trong năm nay, quỹ sữa "Vươn cao Việt Nam" dành thêm 8 tỷ đồng để trao sữa cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, tăng 33% so với năm 2013.

Toàn bộ số sữa này sẽ được chuyển đến các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật, trung tâm bảo trợ xã hội, các em học sinh mầm non, tiểu học vùng sâu, vùng xa tại 63 tỉnh thành để các em nhỏ sử dụng liên tục trong 3 tháng. Đến nay, quỹ sữa đã đem đến cho hơn 307.000 trẻ em khó khăn tại Việt Nam gần 22 triệu ly sữa, tương đương 83 tỷ đồng.
Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc đối ngoại Vinamilk tặng sữa cho các em. Ảnh: Kim Phương

Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu thực trạng không ít trẻ em hiện có hoàn cảnh khó khăn chưa được chăm sóc đầy đủ về mặt dinh dưỡng. Nhiều em rất ít được uống sữa hoặc thậm chí không biết đến sữa là gì dẫn đến việc phát triển về mặt thể chất và trí tuệ còn nhiều hạn chế. Bà mong muốn trẻ em Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội dùng sữa thường xuyên hơn để cải thiện tình trạng thể chất và trí tuệ.

Sau Bến Tre, điểm đến tiếp theo của quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” là Quảng Trị. Ảnh: B.H

Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” thành lập từ năm 2008, dưới sự chủ trì của quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng phối hợp với Vinamilk, nhằm mục đích trao các em có hoàn cảnh khó khăn những ly sữa bổ dưỡng để phát triển toàn diện hơn về thể chất và trí tuệ.

Mai Thương

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Pháp Vương Phật giáo Kim cương thừa Drukpa thăm Việt Nam

Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa thế giới - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - sẽ thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 21/4 theo thỉnh cầu của Drukpa Việt Nam.

Trong chương trình viếng thăm, Đức Pháp Vương Gyalwang và tăng đoàn Phật giáo sẽ cử hành Pháp hội quán đỉnh cộng đồng (nghi lễ cho phép thực hành pháp tu), cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu hương linh liệt sĩ, đồng bào tử nạn, chia sẻ Phật pháp tại Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM.

Đức Pháp Vương trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010. Ảnh:Drukpa VN

Truyền thừa Drukpa khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây gần một nghìn năm, có ảnh hưởng rộng khắp các quốc gia và lãnh thổ trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Nepal, Bhutan... Ngày nay, các trung tâm tu học của Truyền thừa Drukpa tiếp tục được phát triển tại châu Á (Hong Kong, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt Nam), châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Ba Lan), châu Mỹ La tinh (Argentina, Peru, Mexico) và nhiều nhóm thực hành tại Bắc Mỹ.

Pháp Vương Gyalwang Drukpa là người được các dân tộc trên dãy Himalaya tôn sùng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm qua việc chuyển thế vào các kiếp sau, liên tục quay trở lại nhân gian. Hiện thân các kiếp sau này được gọi là Thượng sư Giác ngộ hay Tulku (trong Tạng ngữ có nghĩa là bậc Hóa thân chuyển thế).

Theo quan niệm của Kim cương thừa, các Thượng sư có khả năng đặc biệt lựa chọn cho mình hóa thân đời kế tiếp. Trước khi viên tịch, Đức Phật đều báo trước các dấu hiệu xác định hoá thân kế tiếp tại nơi sinh trước kia của mình hoặc tại quốc gia lân cận. Cứ như vậy đến Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là đời thứ 12. Ngài đã có bút tích về sự xuất hiện của mình và nhiều Thượng sư Giác ngộ cũng tiên tri như vậy. Ngày đản sinh đã có nhiều điềm may mắn, tốt lành. Thuở nhỏ, Ngài đã chứng tỏ năng lực tâm linh siêu việt, trước khi biết đọc, biết viết, đã phân biệt được các bản kinh sách, lên 3 tuổi đã nhận ra các bậc thị giả và tùy tùng đời trước khi họ tìm đến. Bậc Ấu nhi đã nhanh chóng được xác nhận là hóa thân chuyển thế đời thứ 12 của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Lên 4 tuổi, Ngài đăng quang và chính thức trở lại dẫn dắt Truyền thừa Drukpa.
Chữa bệnh cho người nghèo là một trong những hoạt động được Đức Pháp Vương tổ chức thường xuyên. Ảnh: Drukpa VN

Hơn 30 năm truyền giảng Phật pháp toàn thế giới, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã khởi xướng nhiều dự án nhân đạo, đúng như tôn chỉ phụng sự nhân loại và vũ trụ của Truyền thừa. Tổ chức từ thiện quốc tế Live to Love (Sống để Yêu thương) được Ngài sáng lập nhằm thúc đẩy 5 nhóm việc thiện nguyện: bảo vệ môi trường, cứu trợ, giáo dục, dịch vụ y tế và bảo tồn di sản.

Với những nỗ lực không mệt mỏi vì cộng đồng, Đức Pháp Vương đã được Liên Hợp Quốc tôn vinh với nhiều giải thưởng cao quý: “Vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, “Bậc bảo hộ vùng Himalaya”, “South - South Awards” cho những nỗ lực nhân đạo và đóng góp bảo tồn môi trường thế giới.

Một trong những dự án tiêu biểu của Ngài là ngôi trường mang tên Druk White Lotus (Bạch Liên Hoa) ở Ladakh, Ấn Độ. Công trình đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải thưởng Kiến trúc thế giới (năm 2002) và Thiết kế xuất sắc về môi trường học đường của Hội đồng Anh (năm 2009).

Ủng hộ mạnh mẽ quyền bình đẳng giới, Đức Pháp Vương đã thành lập Tự viện Druk Gawa Khilwa ở Kathmandu, Nepal và ở Shey, Ladakh. Tại đây, ni chúng được hướng dẫn tu tập tâm linh và trao truyền những pháp môn mà trước đây chỉ dành riêng cho tăng chúng.
Đoàn hành hương nhặt rác, kêu gọi bảo vệ môi trường trên dãy Himalaya, do Pháp Vương dẫn đầu. Ảnh: Drukpa VN

Những chuyến hành hương Pad Yatra “vì môi trường” do Đức Pháp Vương tổ chức hàng năm thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, trải qua hàng trăm km. Thành viên của đoàn thu gom rác thải nhựa trên đường đi để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Năm 2010, các tình nguyện viên của Truyền thừa Drukpa đã phá kỷ lục Guinness về trồng cây tại Himalaya trong thời gian ngắn nhất, với 50.033 cây xanh được trồng trong vòng 33 phút.

Đức Pháp Vương đã 5 lần thăm Việt Nam để cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu vong hồn, đóng góp trí tuệ và hướng đạo trong việc xây dựng di sản kiến trúc văn hóa Phật giáo cho nhân dân Việt Nam.

Nguồn (VNexpress.net)

VN thắng kiện vụ đòi bồi thường gần 4 tỉ USD

Thông tin trên được đại diện Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) chia sẻ tại Hội nghị triển khai công tác pháp chế các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ năm 2014 tổ chức hôm qua 18.1.

VN thắng kiện vụ đòi bồi thường gần 4 tỉ USD
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị hôm qua 18.1 - Ảnh: TTXVN
Đại diện Vụ Pháp luật quốc tế cho biết, từ năm 2010 - 2013, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương giải quyết 17 vụ tranh chấp quốc tế có liên quan đến nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó có vụ tranh chấp đầu tư quốc tế phải giải quyết tại Hội đồng trọng tài quốc tế, liên quan tới doanh nghiệp kiện nhau nhưng phía nước ngoài đề nghị có sự can thiệp của Chính phủ VN hoặc có vụ VN kiện nước ngoài (vụ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN kiện các công ty hóa chất Mỹ).

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Thầy Trần Quốc Duy nhận danh hiệu “Đại sứ hữu nghị” của Úc

Ông Graham Quirk, Thị trưởng thành phố Brisbane, thủ phủ bang Queensland nước Úc vừa trao tặng danh hiệu “Đại sứ hữu nghị” cho 8 sinh viên quốc tế tại Brisbane. Trong đó, thầy Trần Quốc Duy, giáo viên trường THPT chuyên Quang Trung, hiện chuẩn bị tốt nghiệp khóa học thạc sĩ quản lý giáo dục tại Đại học Queensland, là đại diện của Việt Nam.
Ông Graham Quirk trao chứng nhận “Đại sứ hữu nghị” cho thầy Quốc Duy (Ảnh: Quốc Duy cung cấp)
Ông Graham Quirk trao chứng nhận “Đại sứ hữu nghị” cho thầy Quốc Duy (Ảnh: Quốc Duy cung cấp)
Trước khi nhận danh hiệu này, thầy Trần Quốc Duy là “Đại sứ sinh viên quốc tế” tại đây. Trong thời gian theo học, thầy Duy đã cùng chị Huỳnh Thị Ngọc Hân (đang theo học tại Đại học Công nghệ Queensland) tổ chức nhiều sự kiện kết nối cộng đồng sinh viên và quảng bá văn hóa Việt Nam đến du học sinh quốc tế tại Brisbane. 

Thầy Quốc Duy và Bùi Thị Minh Thúy - bạn học cùng chuyên ngành do tỉnh Bình Phước cử đi dự định trong thời gian còn lại sẽ đến thăm Sở Giáo dục bang Queensland và các cơ sở giáo dục tiên tiến tại Brisbane để giao lưu học hỏi cũng như giới thiệu về Bình Phước nhằm tìm các mối liên kết cho tỉnh trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, nhất là việc đưa học sinh, sinh viên hay cán bộ của tỉnh sang Brisbane tham quan học tập.

Thầy Quốc Duy cho biết, tại lễ trao danh hiệu, bên cạnh những ấn tượng tốt đẹp dành cho các đại sứ hữu nghị, ông Graham Quirk đặc biệt ấn tượng đối với du học sinh Việt Nam, quốc gia có số lượng lớn sinh viên đang du học tại Úc. Ông mong những “Đại sứ hữu nghị” sau khi về nước sẽ là đầu mối cho quan hệ ngoại giao giữa Úc và các nước, đồng thời là nguồn hỗ trợ, cung cấp thông tin cho học sinh, sinh viên khi muốn chọn Brisbane làm điểm đến.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Truyền hình Trung Quốc chiếu cảnh tàu hải giám ngang ngược đâm tàu Việt Nam

(TNO) Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV-4) đã phát sóng đoạn phim tư liệu “Canh gác biên cương xanh” ghi lại cảnh một tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược đâm vào tàu Việt Nam tại biển Đông.





Diễn biến tàu hải giám Trung Quốc đâm vào mạn tàu DN-29 của Việt Nam tại biển Đông - Ảnh chụp màn hình CCTV-4 
Tin từ Tân Hoa xã đưa cho biết, vụ việc này xảy ra tại biển Đông hồi năm 2007. Theo đó, vào ngày 29.6.2007, hai tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 83 và 51 đã nhận lệnh tiến ra biển Đông để giải cứu một tàu nghiên cứu hải dương bị tàu Việt Nam “cản trở”, CCTV-4 thuật lại trong đoạn phim tài liệu.
Tàu hải giám Trung Quốc đã ngang ngược buộc tàu Việt Nam rời khỏi khu vực mà họ gọi là thuộc “quyền tài phán của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc”, CCTV-4 mô tả.
“Đây là tàu hải giám 83 của chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi đang thi hành nhiệm vụ tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc”, một sĩ quan trên tàu hải giám 83 nói trên loa phóng thanh.
“Quý vị phải dừng ngay lập tức việc cản trở tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc”, sĩ quan này nói.
Trong đoạn phim cũng cho thấy sự kiên quyết của tàu DN-29 của Việt Nam khi mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu tàu Trung Quốc phải rời khỏi hải phận của Việt Nam.
Đoạn video cho thấy tàu hải giám Trung Quốc có chở theo máy bay trực thăng.
Đài CCTV-4 nói tàu Việt Nam đã quay đầu lùi lại khi tàu Trung Quốc tiến đến gần, nhưng vẫn không rời khu vực mà CCTV-4 gọi là “vùng hoạt động” của Trung Quốc, khiến tàu nghiên cứu hải dương Trung Quốc không thể thực hiện việc nghiên cứu.
Đoạn video của CCTV-4 còn dẫn lời một sĩ quan trên tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược nói về vụ tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam như sau: “Theo như kinh nghiệm lâu năm công tác của chúng tôi, thì tấn công dễ dàng hơn rất nhiều so với phòng thủ”.
CCTV-4 cũng đăng tải bản đồ cho thấy đội tàu hải giám Trung Quốc đã bao vây tàu Việt Nam “để bảo vệ tàu nghiên cứu”.
Trong đoạn phim tài liệu, CCTV-4 nói tàu Việt Nam đã không tuân thủ Quy định Quốc tế về Tránh Va chạm Trên Biển và liên tục áp sát tàu nghiên cứu Trung Quốc “với mục đích phá hoạt hoạt động của chúng ta”.
Tại thời điểm này, chỉ huy tàu hải giám Trung Quốc đã ra lệnh cho tàu của mình đâm vào tàu Việt Nam.
“Nói thật thì, với tư cách là chỉ huy, chúng tôi cảm thấy căng thẳng khi đưa ra mệnh lệnh này vì chúng tôi thường dạy thủy thủ nên hành động an toàn và tuân thủ theo các biện pháp an ninh, tránh va chạm”, CCTV-4 dẫn lời một sĩ quan tàu hải giám Trung Quốc nói.
“Nhưng rồi sau đó, chúng tôi lại yêu cầu họ đâm vào tàu khác. Dù vụ việc kết thúc vinh hiển, nhưng chính hành động này đe dọa đến sự an nguy của họ”, sĩ quan này nói.
Tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc ngang ngược húc vào là tàu mang số hiệu DN-29. Đoạn phim tài liệu của CCTV-4 cũng được đăng tải trên YouTube.
Hoàng Uy (Yahoo.com.vn)