Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Tại sao VIỆT NAM NGHÈO? (phần 1)


Tại sao Việt Nam nghèo?
Tại sao học sinh Việt Nam học giỏi, nhân dân Việt Nam cần cù chịu khó, tài nguyên Việt Nam cũng có (so với Nhật Bản, diện tích bằng ta, dân số gấp rưỡi, tài nguyên hầu như không có gì) mà chúng ta vẫn nghèo?

Sau đây là một số ý kiến:

1. Chúng ta nghèo vì cái tâm chúng ta chưa tốt? Người phương Tây có câu "Giá trị của định chế không phụ thuộc vào định chế mà phụ thuộc vào người áp dụng định chế đó", hay nói cách khác, "giá trị của một tổ chức không phụ thuộc vào lý thuyết mà tổ chức ấy theo đuổi mà phụ thuộc vào những người quản lý tổ chức ấy".   

Hồ Chí Minh là người sáng suốt khi tiếp quản có chọn lọc thành phần ưu tú của xã hội đương thời, nên bộ máy quản lý nhà nước lúc bấy giờ mang tính "hợp chủng quốc" nhất trong lịch sử Việt Nam.

Vào lúc mà Đại học mở TP.HCM mới được mở, rất nhiều Việt kiều trí thức cao kéo nhau về nước với hy vọng làm cái gì đó, đầu tiên là các trường đại học. Nhưng khi làm chung với nhau, vấn đề “quân tử, tiểu nhân” xuất hiện, mâu thuẫn và thế là mọi chuyện trở về trước kia. Chung quy lại vẫn là con người.

mr_dung@
(Theo_TuoiTre)


Nguyễn Tường Nhật bình luận:


Ở đây có ý nói: Đảng CS không có nghĩa là sai, CNXH không có nghĩa là sai, mà sai là do người đang lãnh đạo.

Nhưng tại sao người lãnh đạo sai vẫn được làm lãnh đạo? Đó chính là gốc của vấn đề. Đó là do mọi người đã sai lầm trong bầu cử.
Bạn đã thực sự quan tâm đến việc bầu cử chưa? Bạn đã thực sự quan tâm đến chính trị chưa?
Rất rất nhiều người đi bầu mà họ chẳng biết gì về người họ sẽ bầu cả, đặc biệt là vùng nông thôn.



Chúng ta có thấy điều này khi so sánh đại biểu quốc hội TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng với các tỉnh như Bình Phước, Đắc Nông, Kon Tum.... Ở trung tâm, ở thành phố lớn, nơi văn hóa người dân cao thì trình độ của đại biểu cũng cao. Vùng người dân kém hiểu biết thì đại biểu của dân cũng chỉ là cho có mà thôi, chứ họ ko làm được cái gì cả.

Điều đó cho thấy dân trí nước ta vẫn còn thấp và không đồng đều. Nó cũng chính là tác nhân ảnh hưởng xấu đến chính trị và kinh tế.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Ra mắt 'Cô bé bán diêm' 3D của Việt Nam

21h20 ngày 24/12, phim hoạt hình 3D dựa trên truyện cổ Andersen được chiếu trên kênh truyền hình VTV4. Êkíp thực hiện xem đây là món quà đầy cảm xúc, dành tặng khán giả mùa Noel.

Sau suất chiếu 21h20 ngày 24/12, kênh VTV4 tiếp tục phát lại phim hoạt hình Cô bé bán diêm vào lúc 2h50 và 19h50 ngày 25/12. Vào 11h30 ngày 1/1/2012, phim được chiếu trên kênh VTV3. 

Phim Cô bé bán diêm hoàn thành có độ dài 6 phút 30 giây. Điều khiến nhóm thực hiện cảm thấy rất vui là phim đã đạt được các hiệu ứng đặc biệt về chuyển động của nhân vật sao cho tự nhiên từ nét mặt, mái tóc, đến từng lớp quần áo... Lửa, tuyết và gió trong phim cũng được làm sao cho sắc nét và cảm xúc. 

Điều khiến người xem bất ngờ nhất là thông tin cuối clip cho thấy bộ phim ngắn là tác phẩm của True-D Animation, một xưởng phim hoạt hình mới thành lập ở Việt Nam gồm những người Việt tâm huyết.

Toàn bộ êkíp thực hiện phim đều chưa trải qua một lớp học nào về phương pháp làm phim hoạt hình 3D.

Chia sẻ với VnExpress.net, một đại diện của True-D Animation cho biết, thiếu nhân lực là một trong những cái khó của việc làm hoạt hình 3D hiện nay ở Việt Nam. Với êkíp khoảng hơn 10 người, các thành viên của nhóm phải nỗ lực hết sức mình, một người làm kiêm 2-3 việc khác nhau để hoàn thiện tác phẩm.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

Năm 2011 đã ghi dấu những thành công nổi bật đối với nền công nghiệp  - quốc phòng Việt Nam, với các thành tựu quốc phòng quan trọng.

1.Chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp.


Đánh dấu một trong những thành công vượt bậc của nền công nghiệp – quốc phòng nước nhà đó là việc nghiên cứu, chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm do Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) nghiên cứu và chế tạo.


2. Chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar.
Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) đã nghiên cứu, chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng  radar PD/RAP-MEH có khả năng hấp thụ sóng radar trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ...

3. Hạ thủy tàu K122 cho Hải quân.
Thành công nổi bật đầu tiên trong năm 2011 đó là việc xuất xưởng chiếc tàu chở khách hiện đại nhất và lớn nhất K122 cho Quân chủng Hải quân do Nhà máy Z189 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) thực hiện thiết kế và đóng tàu.

4. Tiếp nhận các thiết bị từ nước ngoài để tự đóng 4 tàu tên lửa Molnya.
Năm 2011, Việt Nam tiếp tục nhận được các hệ thống điện tử, radar, vũ khí, động cơ…từ các công ty đóng tàu Nga và Ukraina để có thể sớm hoàn thành việc đóng 4 tàu tên lửa Molnya đầu tiên theo một hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được ký trước đó với phía Nga.

5. Bàn giao tàu khảo sát, đo đạc biển.
Tiếp nối thành công của tàu chở khách K122 là việc Việt Nam đã tự đóng và bàn giao tàu khảo sát đo đạc biển HSV-6613 hiện đại mang tên Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa cho đoàn đo đạc, vẽ hải đồ và nghiên cứu biển (Quân chủng Hải quân).


6. Nghiên cứu, chế tạo thành công giáp phản ứng nổ (ERA).
Viện T thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công giáp phản ứng nổ ERA thế hệ thứ hai có khả năng chống lại đạn tên lửa chống tăng B-72 (tên lửa chống tăng có điều khiển AT-3), cũng như các loại đạn lõm chống tăng thông thường để có thể lắp ghép trên các loại tăng hiện có của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam.


7. Nâng cấp cải tiến xe tăng, tên lửa.
Theo đó, trong quá trình nâng cấp xe tăng T-54B đã được ứng ụng một số công nghệ mới, tháp pháo vát góc và đặc biệt là xe tăng có thể bắn khi hành tiến (trước kia không thể vừa chạy vừa bắn). Điều này sẽ nâng cao đáng kể sức chiến đấu của bộ đội tăng - thiết giáp Việt Nam.


8. Tự đóng được tàu pháo TT400TP.
Công ty Hồng Hà hoàn thiện thiết kế, chế tạo tàu pháo TT400TP, đánh dấu bước trưởng thành mới của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam.


9. Hồi sinh xe thiết giáp V-100.
Cán bộ, công nhân viên thuộc Tổng cục Kỹ thuật đã khôi phục, nâng cấp V-100, mẫu xe thiết giáp lội nước bánh lốp mà Việt Nam thu được của Mỹ sau chiến tranh.



10. Thử nghiệm kính ngắm MS.
Việt Nam đã phát triển và sản xuất thành công mẫu kính ngắm quang học đa năng MS để lắp cho súng AK báng gập và cả súng AR-15 và nhiều loại súng bộ binh khác, nhằm nâng cao tốc độ, độ chính xác khi bắn, rất thích hợp khi được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm, chống khủng bố…